Không có con chung - Tôi có quyền được ly hôn không?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:37 - 28/12/2020

Cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày càng bận rộn, kèm theo đó là biết bao những lo toan trong cuộc sống khiến cho tâm lý luôn bị căng thẳng. Không chỉ vậy, việc đời sống không lành mạnh, thường xuyên thức khuya, ngồi nhiều, ít vận động đều là những nguyên nhân dẫn đến việc vô sinh hiện nay ngày càng xuất hiện nhiều. Vậy: "Không có con chung - Tôi có quyền được ly hôn không?"

Xem thêm: Điều kiện ly hôn do bệnh tật không có con

Không có con chung - Tôi có quyền được ly hôn không?
Không có con chung - Tôi có quyền được ly hôn không?

1. Thực trạng hôn nhân hiện nay

Các cặp đôi tiến đến hôn nhân luôn mong mình có cuộc sống viên mãn, vợ chồng hạnh phúc bên cạnh những đứa con, tuy nhiên việc không thể có con khiến cho tâm lý bị ảnh hưởng rất nhiều. Vợ chồng nếu không hiểu, không thông cảm được sẽ thường xuyên trách móc, mắng nhiếc. Xuất phát chính từ việc không có con sinh ra tâm lý khó chịu với người kia để từ đó thường xuyên cãi nhau vì những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Một cuộc hôn nhân ngập tràn đau khổ, cãi vã khiến cho cả hai đều đau khổ và cuối cùng là tìm đến giải pháp ly hôn.

Không có quy định nào của pháp luật nói về việc lý do để được ly hôn là do không có con. Tuy nhiên việc không có con chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những khúc mắc, cãi vã của vợ chồng, làm cho cuộc hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể tiếp tục được.

2. Quyền giải quyết ly hôn khi không có con chung?

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Theo quy định tại Điều 51, 52, Khoản 1 Điều 53 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vợ, chồng hoặc cả hai có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Nếu vợ chồng cùng thuận tình ly hôn và thỏa thuận được về những vấn đề con chung, tài sản, nợ chung… thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Nếu một bên có yêu cầu thì Tòa án sẽ xét đến lý do ly hôn. Đối với trường hợp vì không có con nên thường xuyên xảy ra cãi vã, Tòa án sẽ xem xét đến tình trạng này còn có thể cứu vãn hay không? Thông qua hòa giải tại cơ sở để cố gắng hàn gắn lại tình cảm, nếu không thể được thì sẽ giải quyết cho ly hôn.

Lúc này các vấn đề cần quan tâm khi ly hôn bao gồm:

  • Mối quan hệ hôn nhân: Cả hai có cùng đồng thuận ly hôn hay chỉ là yêu cầu của một bên.

Nếu là đồng thuận thì Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục Thuận tình ly hôn.

Nếu là yêu cầu của một bên sẽ xét theo Ly hôn theo yêu cầu một bên (Đơn phương ly hôn).

  • Con chung: Vì cả hai không có con nên không yêu cầu giải quyết;
  • Tài sản chung: Thỏa thuận về tài sản chung và tài sản riêng. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết trên nguyên tắc chia đôi, tuy nhiên có xét đến các yếu tố như công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì tài sản; hoàn cảnh gia đình mỗi bên; lỗi của mỗi bên trong việc ly hôn; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Nghĩa vụ về tài sản: Các khoản nợ chung.

Để giải quyết nhanh chóng thì hai bên nên thỏa thuận với nhau về tất cả những vấn đề trên để tránh xảy ra tranh chấp. Nếu có tranh chấp thì Tòa án sẽ giải quyết và thời gian tiến hành sẽ lâu hơn.

Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản chung và riêng sau khi ly hôn

3. Có nên sử dụng dịch vụ ly hôn khi không có con chung không?

Ly hôn luôn là giải pháp cuối cùng giúp cả hai vợ chồng mở ra cánh cửa mới, một con đường tình yêu mới, cân bằng cuộc sống hiện tại mà không phải sống mãi trong những bế tắc, căng thẳng cho cả hai khi không có con chung. Khi đã có quyết định này, ai cũng mong muốn được giải quyết nhanh chóng và suôn sẻ. Tuy nhiên, thực tế luôn có thể gặp khó khăn từ nhiều phía như đối phương, hai bên không thống nhất được ý kiến hoặc các thủ tục, hồ sơ pháp lý phức tạp, đặc biệt là trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Hiểu được điều này, Công ty luật DFC cung cấp dịch vụ tư vấn ly hôn trọn gói, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí mà vẫn đảm bảo quyền lợi tốt nhất của khách hàng theo quy định của pháp luật.

Liên hệ ngay với đội ngũ luật sư, chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình của DFC qua hotline Tư vấn pháp luật trực tuyến 19006512. Xin cảm ơn!

Xem thêm: Có nên ly hôn khi không có con không? Thủ tục như thế nào?

LS. Lê Minh Công

Bài viết liên quan:

Bảng Giá Dịch Vụ Ly Hôn Nhanh trọn gói

Kết hôn lần 2 cần những giấy tờ gì?

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.