Tôi có nên ly hôn do vợ bị bệnh không có con?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:22 - 29/12/2020

Trong thời gian qua có rất nhiều các bạn đọc gửi câu hỏi cho chúng tôi liên quan đến vấn đề Ly hôn do vợ bị bệnh không có con, qua tìm hiểu và nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành biên tập và soạn thảo nên các nội dung để giải đáp cho bạn đọc về vấn đề này.

Xem thêm: Không có con chung - Tôi có quyền được ly hôn không?

Tôi có nên ly hôn do vợ bị bệnh không có con?
Tôi có nên ly hôn do vợ bị bệnh không có con?

1. Ly hôn đơn phương do vợ bị bệnh không thể có con?

Chào Luật sư em tên T hiện đang ở quận Long Biên, Thành phố Hà Nội. Em và vợ đã kết hôn được 05 năm nay rồi, tuy nhiên sau khoảng thời gian về chung với nhau lâu như vậy mà mãi chẳng có con, chúng em quyết định đi thăm khám thì bác sĩ bảo do vợ em có vấn đề về bệnh sinh lý nữ nên không thể có con, em rất buồn và chán nản. Vậy Luật sư cho em hỏi liệu trong trường hợp này em có thể tiến hành ly hôn mà không cần sự đồng ý của vợ em có được không ạ? Em cảm ơn Luật sư !

Luật sư tư vấn:

Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ câu chuyện và sử dụng dịch vụ tư vấn ly hôn của Công ty Luật DFC. Hy vọng bài viết này hữu ích cho bạn, giúp bạn giải quyết được các vấn đề còn vướng mắc xảy ra trên thực tế, bạn đọc có thể liên hệ qua Hotline 19006512 để được trao đổi trực tiếp với chúng tôi. Về nội dung tình huống của bạn chúng tôi xin phép được đưa ra tư vấn như sau:

Việc bạn yêu cầu ly hôn mà không cần sự đồng y của vợ bạn nó sẽ thuộc vào trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn). Đối với việc đơn phương ly hôn thì pháp luật Việt Nam có quy định tại Điều 56 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:

"Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia."

Như vậy căn cứ vào khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì có thể đơn phương ly hôn khi có một trong các căn cứ sau:

  • Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;
  • Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Các vấn đề này được quy định chi tiết và giải đáp trong Điều 8 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP như sau:

"...a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

..."

Như vậy trường hợp mà vợ bạn bị bệnh không có con không thuộc một trong những trường hợp được quyền ly hôn theo yêu cầu của một bên chính vì vậy mà trường hợp này bạn không thể sử dụng phương án đơn phương ly hôn.

Xem thêm: Điều kiện ly hôn do bệnh tật không có con

2. Vợ vô sinh, tôi có nên ly hôn không?

Vợ chồng tôi kết hôn đã nhiều năm nhưng chưa có con, khi đi khám thì mới biết rằng vợ tôi bị vô sinh. Sau đó là những ngày tháng cãi vã, lục đục gia đình. Tôi thì là con cả trong gia đình nên rất muốn một đứa con. Tôi không biết có nên ly hôn không? Mong các Luật sư, chuyên gia tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới đội ngũ chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình của DFC. Với trường hợp này của bạn thì chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Mong muốn có con và áp lực từ phía gia đình, người thân sẽ khiến cả hai cảm thấy vô cùng mệt mỏi và áp lực. Tuy nhiên, dù nguyên nhân vô sinh xuất phát từ người chồng hay người vợ thì người phụ nữ vẫn luôn là người chịu nhiều áp lực nhất. Phụ nữ vốn có bản năng làm mẹ nên vợ bạn là người đau buồn đầu tiên khi không thể có con. Vì vậy, nếu tình yêu của bạn dành cho vợ đủ lớn và cảm thấy việc có con hay không không thể ngăn cản bạn yêu cô ấy, hãy tiếp tục cuộc hôn nhân này.

Dịch vụ ly hôn nhanh - trọn gói của DFCDịch vụ ly hôn nhanh - trọn gói của DFC - 19006512

Và nếu hai bạn không hợp nhau, có dấu hiệu rạn nứt tình cảm thì hãy xem xét các dấu hiệu ly hôn để đưa ra quyết định chính xác cho trường hợp của mình nhé:

- Vợ chồng bất đồng quan điểm, thường xuyên xảy ra cãi vã, tranh chấp, mâu thuẫn và những bất đồng này không xuất phát từ nguyên nhân chính là hai bạn không thể có con;

- Bạn không sẵn sàng hy sinh quyền làm cha của mình để được sống trọn đời bên vợ. Trong trường hợp này, nếu tiếp tục cuộc hôn nhân sẽ chỉ gây thêm đau khổ cho cả hai bạn. Ngay cả khi bạn cố gắng che giấu mong muốn có con, vợ bạn cũng sẽ nhận ra và cảm thấy thương hại. Hơn nữa, khi ham muốn có con quá mạnh, bạn sẽ dễ sa vào những cám dỗ khác;

- Bạn không thể bảo vệ vợ mình trước áp lực từ gia đình và dư luận: việc vợ bạn không thể có con khiến bố mẹ bạn đay nghiến, xúc phạm cô ấy nhưng bạn không thể ngăn cản? Bạn không thể dứt khoát về phía bố mẹ đẻ hay vợ mình? Trong trường hợp này, hãy cân nhắc ly hôn để giải thoát cho vợ vì việc duy trì cuộc hôn nhân sẽ chỉ khiến cô ấy thêm tổn thương.

Khi ly hôn, bạn có thể bàn bạc với vợ mình để thuận tình ly hôn hoặc bạn cũng có thể đơn phương ly hôn:

  • Thuận tình ly hôn: 2 vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận về việc ly hôn và phân chia tài sản chung được hình thành trong thời gian hôn nhân;
  • Đơn phương ly hôn: Bạn cần có các bằng chứng việc vợ bạn có hành vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của người vợ, khiến hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, cuộc sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. (Lưu ý, việc vợ bạn không có khả năng sinh con không phải là căn cứ để ly hôn hợp pháp.)

Thêm vào đó, chúng tôi cũng xin tư vấn cho bạn các giải pháp khi vợ bị vô sinh như sau:

Đầu tiên, các bạn có thể lựa chọn giải pháp "Mang thai hộ" theo Khoản 22 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Pháp luật Việt Nam đã có quy định về việc mang thai hộ để giúp các cặp vợ chồng hiếm muộn có cơ hội lên chức bố mẹ. Đây được coi là một biện pháp tích cực, nhân văn, được pháp luật cho phép nhằm giúp đỡ những cặp vợ chồng không có con được hạnh phúc.

Thứ hai, các bạn có thể lựa chọn giải pháp "Nhận con nuôi" theo các quy định tại Luật nuôi con nuôi năm 2010.

Dù là lựa chọn giải pháp nào cũng cần bàn bạc kỹ lưỡng với nhau để nhận được sự thống nhất của cả vợ và chồng. Bạn cũng cần có sự chuẩn bị về tâm lý và tài chính khi quyết định lựa chọn mang thai hộ hay nhận con nuôi.

Trên đây là toàn bộ nội dung tình huống và tư vấn của chúng tôi về vấn đề Ly hôn do vợ bị bệnh không có con. Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua Hotline Tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được trao đổi trực tiếp và giải đáp các vấn đề pháp lý khác trên thực tiễn.

Xem thêm: Có nên ly hôn khi không có con không? Thủ tục như thế nào?

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.