Khi ly hôn, vấn đề về nợ chung và nợ riêng của vợ chồng được pháp luật quy định như thế nào? Nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng được giải quyết ra sao?
Xem thêm: Vàng cưới là tài sản chung hay riêng? Nếu ly hôn thì chia như thế nào?
Nợ chung, nợ riêng của vợ chồng sau khi ly hôn - Nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng?
Hỏi: Vợ chồng tôi hiện đang nợ ngân hàng 300 triệu để mua nhà. Mấy tháng nay chúng tôi thường xuyên mâu thuẫn, tranh cãi muốn ly hôn. Luật sư có thể tư vấn cho tôi, khi ly hôn thì số nợ này sẽ giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn: Chào anh/chị, với câu hỏi của anh/chị, Luật sư DFC đưa ra tư vấn sau:
Ly hôn là việc chấm dứt cho một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, khi mà cả hai bên không còn tiếng nói chung, mục đích hôn nhân không đạt được. Tuy nhiên những hệ lụy kèm theo trong quá trình giải quyết việc ly hôn không phải là vấn đề nhỏ, đặc biệt về phân chia tài sản sau khi ly hôn mà trong đó phải kể đến vấn đề nợ chung. Vậy sau khi ly hôn, nợ chung của vợ chồng được giải quyết như thế nào?
Quan hệ tài sản giữa vợ, chồng là quan hệ tài sản gắn liền với nhân thân, rất khó để các định được công sức đóng góp giữa hai bên. Tài sản chung của vợ, chồng là sở hữu chung hợp nhất về mặt nguyên tắc vợ, chồng có nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, nó xuất phát từ quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng được hình thành, xác lập từ khi vợ chồng kết hôn và tồn tại trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp vợ, chồng yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Việc chia tài sản chung của vợ, chồng khi ly hôn thực chất là việc phân chia toàn bộ tài sản chung của vợ chồng đã tạo lập, duy trì và phát triển trong thời kỳ hôn nhân cho mỗi bên vợ, chồng trên cơ sở thỏa thuận của vợ chồng hoặc theo quy định pháp luật. Khi ly hôn ngoài quyền về tài sản, các nghĩa vụ về tài sản như nợ chung cũng là vấn đề tranh chấp phổ biến giữa các cặp vợ chồng hiện nay.
Nợ chung của vợ chồng là những khoản nợ phát sinh từ giao dịch hằng ngày do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập hay nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hai vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm. Là nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Nợ riêng là những khoản nợ có từ trước thời kỳ hôn nhân của vợ/chồng hoặc những khoản vợ/chồng vay mượn mà không sử dụng vào mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.
Việc mua nhà đất là việc xác lập quyền tài sản của anh/chị đối với căn nhà đó, thực hiện trong thời kỳ hôn nhân. Dù hai anh chị ly hôn thì các các nghĩa vụ phát sinh từ việc mua căn nhà cũng là nghĩa vụ chung của anh/chị, nếu anh/chị không có thỏa thuận khác.
Theo quy định pháp luật về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn, thì vợ chồng có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Đối với khoản nợ trên, khi ly hôn anh/chị có thể tự thỏa thuận, xem ai là người phải trả, trả bao nhiêu, có thể chia đôi khoản nợ, hay bán nhà để vợ chồng cùng trả nợ…
Nếu vợ chồng anh/chị không thể giải quyết được, anh/chị có thể nhờ Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, bằng cách nêu trong đơn xin ly hôn và cung cấp các giấy tờ chứng minh khoản nợ trên là khoản nợ chung do vợ chồng xác lập trong thời kỳ hôn nhân để Tòa án cân nhắc. Thường thì nghĩa vụ trả nợ chung sẽ chia mỗi người phải có nghĩa vụ trả một nửa.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư về vấn đề giải quyết nợ chung khi ly hôn được gửi tới Công ty tư vấn luật DFC. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới Tổng đài chuyên gia tâm lý hôn nhân gia đình 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
LS. Lê Minh Công