Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn - Nộp ở đâu? Cần chuẩn bị những gì?

Luật Sư: Lê Minh Công

15:38 - 28/10/2019

Phải làm thế nào để chấm dứt một cuộc hôn nhân, cụ thể là ly hôn khi không thể tiếp tục quan hệ vợ chồng? Ai có thể làm thủ tục ly hôn? Quyền yêu cầu ly hôn, quyền nuôi con, phân chia tài sản như thế nào? Cùng Công ty luật DFC tư vấn với bài viết chi tiết dưới đây.

Thủ tục ly hôn đơn phương và thủ tục ly hôn thuận tình?
Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn mới nhất - 19006512

Căn cứ pháp lý:

  • Căn cứ vào Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;
  • Căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Căn cứ vào Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014;
  • Căn cứ vào Nghị quyết 326/2016/UBTVQH – QH.

Nội dung chi tiết về Thủ tục ly hôn 2021:

1. Hiện nay có những thủ tục ly hôn nào?

Có 2 loại thủ tục ly hôn phổ biến nhất là "Thủ tục ly hôn thuận tình" và Thủ tục ly hôn đơn phương", chi tiết về loại thủ tục này các bạn hãy theo dõi bảng dưới đây:

Thủ tục ly hôn thuận tình Thủ tục ly hôn đơn phương 

+ Vợ chồng đồng thuận ly hôn

+ Thực hiện theo tục tục giải quyết yêu cầu dân sự

+ Phải tự thỏa thuận về tài sản chung, quyền nuôi con hoặc tự thỏa thuận không cần Tòa án giải quyết

+ Giải quyết tại Tòa án của một trong hai bên

+ Không được kháng cáo quyết định, phải thực hiện ngay

+ Ly hôn theo yêu cầu của một bên

+ Thực hiện theo thủ tục khởi kiện

+ Được yêu cầu giải quyết về tài sản, quyền nuôi con

+ Giải quyết tại Tòa án nơi bị đơn cư trú

+ Được kháng cáo quyết định

2. Điều kiện, căn cứ nào để ly hôn?

Lý do duy nhất để ly hôn là cuộc hôn nhân của bạn đã tan vỡ không thể cứu vãn được. Không thể cứu vãn có nghĩa là cuộc hôn nhân đã tan vỡ vĩnh viễn và không thể hàn gắn được. Để chứng minh rằng cuộc hôn nhân của bạn đã tan vỡ không thể cứu vãn, bạn phải nêu rõ lý do trong đơn ly hôn của mình:

a/ Vợ hoặc chồng ngoại tình

Nếu vợ/chồng bạn thừa nhận hành vi ngoại tình và đồng ý thủ tục ly hôn thì việc ly hôn có khả năng được Tòa án thụ lý. Nếu vợ/chồng của bạn không thừa nhận việc ngoại tình, bạn sẽ cần phải cung cấp cho tòa bằng chứng ngoại tình.

b/ Có hành vi bạo lực gia đình

Vợ/chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình thì khi yêu cầu ly hôn bạn cần chuẩn bị những căn cứ để chứng minh bị bạo hành chẳng hạn như các hình ảnh, video, biên bản làm việc hay có người làm chứng,…

c/ Khi vợ/chồng ở nước ngoài hoặc mất tích

Khi vợ/chồng bỏ vợ con đi biệt xứ, đi nước ngoài, thậm chí là mất tích thì bạn hoàn toàn có thể yêu cầu ly hôn.

d/ Vợ chồng ly thân

Bạn không nhất thiết phải sống trong những ngôi nhà riêng biệt nhưng bạn cần phải có cuộc sống riêng, ví dụ như ăn và làm việc, nhà riêng và ngủ trong những phòng khác nhau. Tốt hơn hết là bạn nên kiểm tra xem vợ/chồng của bạn có đồng ý hay không trước khi gửi đơn ly hôn lên tòa án.

e/ Đời sống hôn nhân không có con chung

Sự mệt mỏi, sốt ruột vì chưa có con chung, khiến gia đình nhà chồng lạnh nhạt là một trong những nguyên nhân chính khiến mâu thuẫn gia đình ngày càng gia tăng. 

*Khi các bạn tiến hành ly hôn thì cần xác định mình có thuộc những điều kiện trên hay không để mà tiến hành ly hôn cho thuận tiện.

3. Quy trình, thủ tục ly hôn mới nhất

a/ Về hồ sơ ly hôn

Hồ sơ ly hôn thuận tình Hồ sơ ly hôn đơn phương 

+ Mẫu đơn thuận tình ly hôn theo quy định của Tòa án;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Nếu có con chung thì cần có Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

+ Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

+ Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu của Tòa án);

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Nếu có con chung thì cần có Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Ngoài ra, nếu có tài sản thì phải có Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng…

 

b/ Về trình tự, thủ tục ly hôn

Quy trình, thủ tục ly hôn thuận tình Quy trình, thủ tục ly hôn đơn phương

Bước 1: Vợ và chồng có thỏa thuận ly hôn thì nộp một bộ hồ sơ như trên đến Tòa án Nhân dân có thẩm quyền để giải quyết;

Bước 2: Nộp tạm ứng án phí và thụ lý đơn khởi kiện;

Bước 3: Tòa án xét đơn yêu cầu và mở phiên họp công khai để giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;

Bước 4: Nếu Tòa án Nhân dân có thẩm quyền thụ lý đơn thì Tòa án sẽ chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử trên cơ sở tiếp tục xác minh, điều tra và hòa giải ly hôn… sau đó mới ra quyết định công nhận thỏa thuận hòa giải giữa hai vợ chồng hay là không.

Bước 1: Nộp đơn xin ly hôn và tài liệu kèm theo tại Tòa án Nhân dân có thẩm quyền;

Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí và thụ lý đơn khởi kiện;

Bước 3: Tòa án mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải;

Bước 4: Tòa án mở phiên tòa xét xử vụ án ly hôn.

 

c/ Về thời gian ly hôn

Thời gian ly hôn thuận tìnhThời gian ly hôn đơn phương 

+ Trong thời hạn 01 tháng từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác có liên quan;

+ Tuy nhiên trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp sẽ kéo dài hơn thời gian trong luật rất nhiều có vụ án kéo dài 2,3 tháng.

+ Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn là 04 - 06 tháng tùy trường hợp, có thể gia hạn không quá 02 tháng nếu thuộc các trường hợp bất khả kháng hoặc lý do chính đáng.

+ Tuy nhiên trên thực tế thì có rất nhiều trường hợp sẽ kéo dài hơn thời gian trong luật rất nhiều có vụ án kéo dài 2,3 năm là chuyện bình thường.

4. Về án phí ly hôn là bao nhiêu?

Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH – QH thì án phí khi làm thủ tục ly hôn cụ thể là như sau:

+ Án phí ly hôn không có tranh chấp về tài sản là: 300.000đ;

+ Đối với những vụ việc có tranh chấp về tài sản thì: Ngoài mức án phí là 300.000đ thì đương sự còn phải chịu án phí đối với phần tài sản tranh chấp và được xác định theo giá trị tài sản tranh chấp. Cụ thể các bạn xem thêm tại đây: Mức án phí ly hôn mới nhất 2021

5. Tại sao lại nên sử dụng dịch vụ ly hôn nhanh của DFC?

Công ty luật DFC được thành lập năm 2004, đến nay, qua 15 năm hoạt động liên tục và không ngừng phát triển, DFC đã khẳng định được thương hiệu, uy tín và tạo dựng được niềm tin, chỗ đứng của mình trong lĩnh vực tư vấn pháp luật nói chung và lĩnh vực tư vấn luật ly hôn nói riêng, đặc biệt là trong các vấn đề về thủ tục ly dị.

Luật về ly hôn rất phức tạp và có thể đã thay đổi kể từ khi hướng dẫn về thủ tục ly hôn này được soạn thảo. Hướng dẫn này được soạn chỉ để cung cấp thông tin chung về luật pháp ở Việt Nam. Bạn nên tìm kiếm sự tư vấn pháp lý từ các Luật sư để cập nhật được thông tin mới nhất và chính xác nhất.

Thủ tục ly hôn thông thườngThủ tục ly hôn rút gọn của DFC

Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ ly hôn

Bước 2: Nộp đơn ly hôn tại nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết

Bước 3: Tòa án thông báo nộp tiền án phí và thụ lý đơn ly hôn (Đơn khởi kiện)

Bước 4: Lấy lời khai, hòa giải và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

Bước 5: Mở phiên tòa sơ thẩm vụ án ly hôn

Bước 6: Nhận bản án 

Với dịch vụ ly hôn rút gọn của DFC, quý khách hàng chỉ cần thực hiện 3 bước là đã hoàn tất thủ tục ly hôn, chi tiết như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ

Bước 2: Nộp tiền án phí và thụ lý vụ án

Bước 3: Hòa giải vụ án và chờ nhận quyết định

Địa chỉ Công ty Luật DFC:

Văn phòng miền Bắc: LK 27, 28 Lê Trọng Tấn, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Văn phòng miền Nam: 197 Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Thuận Đông, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 19006512

Email: luatsudfc@gmail.com

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.