Trong thời kì phát triển kinh tế xã hội ngày nay, nhà nước ta đã có nhiều chính sách đầu tư để phát triển giao thông, cầu đường. Đường xá, cầu cống là các công trình công cộng, do nhà nước thi công.
Tuy nhiên, không phải tất cả các đường đều là do nhà nước mở. Hiện nay ở nước ta tồn tại một loại đường gọi là Đường tự mở. Vậy Đường tự mở là gì? Pháp luật có những quy định về đường tự mở như thế nào? Để giải đáp thắc mắc trên, Công ty Luật DFC xin được đưa ra bài viết về vấn đề này nhằm phân tích giải đáp của các bạn ngay sau đây:
>> Lối đi chung là gì và có được cấp sổ đỏ không
Quý khách có nhu cầu tư vấn về luật đất đai vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn luật đất đai 1900.6512 để được luật sư DFC tư vấn
Tìm hiểu thêm:
Quy định về đường tự mở
Đường tự mở là đường do dân mở tự phát, không nằm trong kế hoạch mở đường, làm đường của nhà nước và chính quyền địa phương. Đường tự mở là đường mở trên bất động sản liền kề phục vụ mục đích làm lối đi trong trường hợp chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không có lối đi ra đường công cộng( hay còn gọi là lối đi qua).
Quy định của pháp luật về đường tự mở cho bất động sản bị vây bọc
>> Quy định và thủ tục tách sổ đỏ khi mua bán đất năm 2020
Hiện nay, với nhu cầu về nhà ở, đất ở ngày càng lớn, tình trạng nhà ở bị vây bọc ngày càng nhiều thi việc tranh chấp ngày càng phát sinh phổ biến. Pháp luật nước ta đã có những quy định khá rõ ràng về việc mở lối đi cũng như giải quyết tranh chấp.
>> Hot nhất: Ngành nghề được phép hoạt động theo chỉ thị 16 /CT-Ttg trong đợt giãn cách tại thành phố...
Theo khoản 1 điều 171 Luật đất đai 2013 quy định về quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thì quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi. Nghĩa là chủ sở hữu thửa đất này có quyền về lối đi đối với thửa đất liền kề.
Cũng theo điều 254 Bộ luật dân sự 2015 Quy định về đường tự mở về lối đi qua như sau:
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu ảnh hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Để mở đường, bên xin mở đường hoặc bên nhường đất mở đường cần làm thủ tục hồ sơ nộp lên phòng đăng kí đất đai gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hợp đồng thỏa thuận về việc hiến đất. Tuy nhiên, cần lưu ý trình tự thủ tục đăng kí xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề theo điều 73 nghị định 43/2014/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.
>> Quy định mới về sổ đỏ đứng tên 2 vợ chồng?
Trong trường hợp nếu hai bên không thỏa thuận được với nhau, phát sinh tranh chấp thì sẽ căn cứ theo Luật đất đai 2013 và Bộ Luật dân sự 2015 để giải quyết. Theo đó, các bên có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Tuy vậy, căn cứ tại điều 202 Luật đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, nếu không tự hòa giải được, các bên có thể gửi đơn đến UBND cấp xã để UBND cấp xã tổ chức vận động hòa giải. Nếu chưa được tổ chức vận động hòa giải thì không đủ điều kiện để khởi kiện ra tòa án( theo quy định của nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP)
Vậy, giải quyết tranh chấp về đường tự mở có thể giải quyết bằng các cách sau:
Như vậy, bài viết trên đã giải thích rõ cho các bạn về quy định về đường tự mở cũng như các quy định của pháp luật về các vấn đề phát sinh xung quanh đường tự mở. Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn luật đất đai 19006512 để được tư vấn giải đáp. Công ty Luật DFC được thành lập từ năm 2004, với 15 năm kinh nghiệm và có đội ngũ nhân viên là các luật sư chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực đất đai luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp thắc mắc cho bạn.
>> Bài viết quan tâm nhiều nhất:
Thủ tục sang tên sổ hồng chung cư năm 2021
Thủ tục và lệ phí tách sổ đỏ cho con năm 2021
Đất Nào Không Được Lên Thổ Cư? Thủ Tục Lên Đất Thổ Cư