Ở Việt Nam hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng cũng gây ra không ít những hệ lụy, nổi bật trong số đó là tranh chấp nhượng quyền thương mại. Vậy thì nhượng quyền thương mại là gì và thủ tục giải quyết tranh chấp nhượng quyền thương mại như thế nào, hãy cùng DFC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Xem thêm: Các vấn đề về Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Thủ tục giải quyết tranh chấp nhượng quyền thương mại - Tổng đài tư vấn: 1900.6512
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.
Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng một sản phẩm hoặc một quy trình hoạt động là một đối tượng sở hữu công nghiệp và đang được bảo hộ. Nhượng quyền thương mại liên quan đến chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các đối tượng sở hữu trí tuệ.
Điều kiện đối với Bên nhượng quyền:
Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Điều kiện đối với Bên nhận quyền:
Những hàng hóa, dịch vụ được phép nhượng quyền thương mại là hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định pháp luật.
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
Dựa vào phương thức giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật, ta có thể xác định các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm:
Người trung gian tiến hành hòa giải (Hòa giải viên).
Thương lượng, hòa giải là phương pháp xuất hiện sớm nhất và được sử dụng đầu tiên khi có tranh chấp. Đây là phương pháp mà các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận để đi đến thống nhất một phương án giải quyết mâu thuẫn giữa họ và các bên sẽ tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận qua hòa giải.
Khi lựa chọn phương thức thương lượng, hòa giải, các bên có thể tiến hành theo một trong các cách thức sau:
Như vậy, người trung gian tiến hành hòa giải xuất hiện khi các bên trong tranh chấp tiến hành theo cách thức hòa giải qua trung gian hoặc hòa giải trong thủ tục tố tụng.
Đối với hòa giải qua trung gian thì hòa giải viên có thể là cá nhân, tổ chức hoặc Tòa án do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn hoặc do pháp luật quy định. Thông thường, cá nhân được chọn làm người trung gian hòa giải thường là người có uy tín, được các bên tin tưởng và có kiến thức chuyên môn đối với vấn đề đang bị tranh chấp. Đối với tranh chấp hợp đồng lao động thì hòa giải viên lao động là người có thẩm quyền tiến hành hòa giải.
Theo quy định tại Điều 2 Luật trọng tài thương mại năm 2010 thì trọng tài có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp sau:
“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
Tuy nhiên, trọng tài có thẩm quyền giải quyết một tranh chấp cụ thể khi có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài. Trong thỏa thuận trọng tài, các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp. Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là không thể thực hiện được.
Ở Việt Nam, trọng tài được tổ chức dưới hình thức các trung tâm trọng tài thường trực. Trung tâm trọng tài Quốc tế VIệt Nam (VIAC) và các trung tâm trọng tài kinh tế (thành lập theo Nghị Định 116/CP ngày 05/09/1994). Tiêu biểu có các trung tâm trọng tài: Trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long, TT/TTKT Hà Nội, TT/TTKT Bắc Giang, TT/TTKT Sài Gòn và TT/TTKT Cần Thơ.
Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần, phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác. Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết. Tuy nhiên, các bên có quyền yêu cầu Tòa án hủy phán quyết trọng tài trong một số trường hợp.
Khi tranh chấp Hợp đồng nhượng quyền thương mại phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết với hầu hết các tranh chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng của Tòa án được xác định theo bốn bước:
Xác định thẩm quyền theo vụ việc là ta xác định vụ việc tranh chấp đó có thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án hay không. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định cụ thể thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án theo vụ việc từ Điều 26 đến Điều 34. Cụ thể:
- Tranh chấp hợp đồng dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án theo khoản 3 Điều 26;
- Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại theo Điều 30;
- Tranh chấp hợp đồng lao động theo Điều 32.
>> Bạn đọc xem thêm TẠI ĐÂY:
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
Tư vấn tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ
Luật sư tư vấn Tranh chấp hợp đồng kinh tế
Tranh chấp hợp đồng góp vốn và phương thức giải quyết
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất
Tư vấn về tranh chấp hợp đồng tặng cho nhà ở
Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất
...
Luật tổ chức Tòa án nhân dân chia thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án thành các cấp như sau:
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp được quy định tại Điều 35, 36 Bộ luật tố tụng dân sự; Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với các tranh chấp được quy định tại Điều 37, 38 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp hợp đồng của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
Lưu ý: Trường hợp vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định của Bộ luật này về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của đương sự.
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự:
Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
Sau khi xác định đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án có thẩm quyền nhận đơn khởi kiện và xem xét đơn khởi kiện. Trường hợp đơn khởi kiện hợp lệ thì Tòa án thông báo cho nguyên đơn về việc nộp lệ phí và tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận được biên lai phí và tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thụ lý vụ án.
Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục tư pháp do Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định.
Các bên tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể lựa chọn phương pháp giải quyết tranh chấp tùy theo nhu cầu, năng lực cũng như thiệt hại thực tế xảy ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là những tư vấn của DFC về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn miễn phí 19006512, Luật DFC cam kết mang lại cho bạn chất lượng dịch vụ tốt nhất!
Bài viết liên quan: