Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán bằng miệng

Luật Sư: Lê Minh Công

10:27 - 01/09/2021

Đối với những hợp đồng mua bán nhỏ lẻ, những giao dịch đơn giản, không phức tạp, giá trị không lớn, sự tin tưởng nhau quá mức nên hai bên chủ yếu thỏa thuận bằng miệng với nhau. Mặc dù việc giao kết Hợp đồng mua bán bằng miệng (lời nói) không vi phạm quy định pháp luật trong một số trường hợp, nhưng việc giao kết này mang nhiều rủi ro và không đảm bảo hoàn toàn được quyền lợi cho các bên. 

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán bằng miệng
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán bằng miệng

Vì vậy, những trường hợp các bên đã giao kết hợp đồng bằng miệng (lời nói), khi phát sinh tranh chấp có thể lựa chọn các phương thức giải quyết đã được chúng tôi đề cập tại bài viết xử lý khi một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì cần phải lưu ý những vấn đề sau: 

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán bằng miệng

  • Phương thức thương lượng hay hòa giải là phương thức ưu tiên trước khi đưa vụ việc ra cơ quan tài phán, và kết quả của phương thức thương lượng, hòa giải này phải được ghi nhận bằng văn bản hoặc quá trình thương lượng, hòa giải cần có ghi âm, ghi hình. Có thể kết quả thương lượng hay hòa giải không có tính bắt buộc thi hành đối với các bên nhưng nó có ý nghĩa rất lớn nếu sau này một trong hai bên không tự nguyện thi hành kết quả thương lượng, hòa giải đó. Đối với loại Hợp đồng mua bán hàng hóa bằng lời nói này, chúng tôi khuyến khích các bên “khép kín hồ sơ” trước khi chuyển vụ việc ra cơ quan tài phán nhằm yêu cầu các cơ quan này giải quyết tranh chấp. 

  • Căn cứ Khoản 1, Điều 79 Bộ luật Tố tụng Dân sự, “người khởi kiện phải có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện của mình là hợp pháp và có căn cứ". Đây là lý do chúng tôi khuyến khích các bên thực hiện việc thương lượng, hòa giải trước, bởi, khi Hợp đồng được thỏa thuận bằng miệng, hơn nữa quá trình thực hiện hợp đồng cũng không có bất cứ chứng từ gì ghi lại, thì rất khó để Tòa án thụ lý và giải quyết tranh chấp trong trường hợp này. Khi ra tòa, mạnh ai nấy nói, miễn có lợi cho mình, không có chứng cứ gì chứng minh vật chất đã giao dịch, không có bằng chứng chứng minh thật sự nội dung giao dịch của cả hai nên không có căn cứ để giải quyết.

  • Ngoài ra, các bên cũng cần phải lưu giữ các chứng từ trong quá trình thực hiện hợp đồng ví dụ như thư từ trao đổi giữa hai bên, biên bản giao nhận hàng, giao nhận tiền trong đó ghi rõ nội dung hàng hóa mua bán và tiền trả cho việc mua bán hàng hóa đó, thậm chí là băng ghi âm các cuộc điện thoại trao đổi giữa hai bên khi phát sinh tranh chấp, … hay nhờ người chứng kiến để họ làm chứng.

Thiết nghĩ, khi giao dịch, nên hạn chế tới mức tối đa các hợp đồng miệng để bảo vệ được chính bản thân mình. Với loại hợp đồng này, càng cẩn trọng càng tốt.

Trên đây là nội dung về Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán bằng miệng. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn đọc. Nếu bạn đọc quan tâm tới Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp - Luật sư hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 19006512 để được tư vấn miễn phí

>> Dịch vụ soạn thảo hợp đồng và rà soát hợp đồng (KDTM, DN)

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.