Biên bản giao nhận hàng hóa là một chứng từ cần thiết để chứng minh và quy trách nhiệm đối với việc giao nhận hàng hóa. Đồng thời là chứng từ gốc để kẹp cùng hồ sơ xuất kho, nhập kho của cả hai bên. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn như vậy, Luật sư DFC đã tiến hành nghiên cứu và soạn thảo nên mẫu biên bản giao nhận hàng hóa. Kính mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được gặp và trao đổi trực tiếp với Luật sư DFC.
Xem thêm: Tìm hiểu về thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa - Luật sư DFC
Download biên bản giao nhận hàng hóa mới nhất 2021 - Tổng đài: 19006512
Bạn cũng có thể Download toàn bộ mẫu hợp đồng ủy quyền bán đất chi tiết hơn tại đây:
CÔNG TY................. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: …….. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
......., ngày….tháng…..năm .......
Hôm nay, ngày ……tháng …. năm Tại ………...………………., Chúng tôi gồm:
BÊN A (Bên nhận hàng) : …………………………………………
- Địa chỉ : …………………………………………….............
- Điện thoại : ……………………… Fax : ……….....
- Đại diện Ông/bà: ……………………………….. Chức vụ: ……….....
BÊN B (Bên giaohàng) : ...........................................................................
- Địa chỉ : ……………………………………….............
- Điện thoại: .............................. Fax : ...................................
- Đại diện Ông/bà ……………………………….. Chức vụ:………
Hai bên cùng nhau thống nhất số lượng giao hàng như sau:
STT | TÊN HÀNG | QUY CÁCH/CHỦNG LOẠI | ĐVT | SỐ LƯỢNG | GHI CHÚ |
Bên A xác nhận Bên B đã giao cho Bên A đúng chủng loại và đủ số lượng hàng như trên.
Hai bên đồng ý, thống nhất ký tên. Biên bản được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIÊN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Bên nhận hàng) (Bên giao hàng)
Căn cứ vào hợp đồng mua bán hoặc đơn đặt hàng. Bên bán xuất hàng và bàn giao cho bên mua. Đại diện bên bán và bên mua tiến hành lập biên bản giao nhận hàng hóa. Ghi rõ họ tên, chức vụ, các thông tin cần thiết khác….
Bên bán lập biên bản giao nhận hàng gồm đầy đủ các chỉ tiêu như:
- Tên hàng hóa, mã, chủng loại của hàng hóa, đơn vi tính, số lượng, thành tiền….
- Tùy mỗi đặc điểm mỗi loại hình doanh nghiệp, yêu cầu quản lý và hoạt động kinh doanh khác nhau mà doanh nghiệp có thể thiết kế thêm hoặc bớt 1 số chỉ tiêu.
- Sau khi kiểm tra số lượng bàn giao thực tế khớp với biên bản bàn giao thì hai bên ký nhận, ghi rõ họ tên và lưu trữ chứng từ theo quy định.
Cuối mỗi biên bản bàn giao phải có chữ ký tươi của cả hai bên tham gia. Đó chính dấu hiệu biểu tượng cho sự đồng tình của cả hai phía. Nếu như biên bản không được ký tên thì biên bản đó được xem như không có giá trị pháp lý. Còn đóng dấu thì không nhất thiết là phải có. Vì nếu biên bản bàn giao giữa cá nhân thì sẽ không có dấu để đóng. Tuy nhiên nếu điều kiện cho phép thì nếu có cả chữ ký và được đóng dấu thì sẽ càng đảm bảo về giá trị pháp lý của biên bản bàn giao hơn.
Trên đây là toàn bộ mẫu biên bản giao nhận hàng hóa mà Luật sư DFC đã soạn thảo gửi đến bạn đọc. Tuy nhiên, mẫu phía trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc có thể biên soạn lại dựa trên các tình huống thực tế sao phù hợp và đảm bảo được lợi ích giữa các bên. Mọi thông tin chi tiết, mời bạn liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được hướng dẫn chi tiết nhất.
Bài viết liên quan:
Gian lận thương mại: Hành vi gây nhiều hệ quả
Giấy phép quá cảnh hàng hóa và thủ tục xin cấp giấy phép
Giấy phép tạm nhập tái xuất hàng hóa Mẫu mới nhất