Giấy phép tạm nhập tái xuất hàng hóa Mẫu mới nhất

Luật Sư: Lê Minh Công

11:26 - 13/05/2021

Tạm nhập tái xuất là một hình thức xuất nhập khẩu vô cùng quan trọng của bất cứ quốc gia nào, kể cả Việt Nam. Sau đây, Công ty luật DFC xin gửi đến bạn mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất theo quy định của pháp luật.

1. Khái niệm tạm nhập tái xuất

Theo quy định tại Luật Hải quan năm 2014Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, khái niệm tạm nhập tái xuất được hiểu là việc một thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia khác, được làm đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu chính những hàng hóa đã nhập khẩu này sang một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu. Đồng thời, hàng hóa tạm nhập tái xuất này theo hình thức kinh doanh thì có thời gian lưu lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan.

2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất

Dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất theo quy định của pháp luật.

PHỤ LỤC IX

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, TẠM XUẤT,

TÁI NHẬP, CHUYỂN KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-BCT

ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương)

Mẫu (1): Áp dụng đối với trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa

                                    TÊN DOANH NGHIỆP                                                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                                                                                Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                                                                                                                    Số: ………… ......, ngày … tháng … năm 20…

Kính gửi: Bộ Công Thương

- Tên doanh nghiệp: ..........................................................................................................

- Địa chỉ trụ sở chính: …………. Số điện thoại: ……………. Số fax: ...........................

- Địa chỉ website (nếu có): ...............................................................................................

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: … do … cấp ngày … tháng … năm …

- Mã số tạm nhập, tái xuất (nếu có): …

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Công Thương, doanh nghiệp xin kinh doanh tạm nhập, tái xuất:

STT  Mặt hàngMã HS Số lượngTrị giá
     
     
 TT Mặt hàng Mã HS Số lượng Trị giá

- Công ty nước ngoài bán hàng: .......................................................................................

+ Theo hợp đồng nhập khẩu số ... ngày ... tháng ... năm …

+ Cửa khẩu nhập hàng: …

- Công ty nước ngoài mua hàng: ......................................................................................

+ Theo hợp đồng xuất khẩu số ... ngày ... tháng ... năm …

+ Cửa khẩu xuất hàng: …

Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong

hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập,

tái xuất hàng hóa.

 

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)

 

 

 

Hồ sơ gửi kèm theo:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp: 1 bản sao có

xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp.

- Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu: mỗi loại 1 bản sao có xác nhận và đóng dấu sao

y bản chính của doanh nghiệp.

- Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép tạm nhập, tái xuất đã được Bộ Công Thương cấp trước

đó, có xác nhận của cơ quan hải quan (theo mẫu tại Phụ lục X): 1 bản chính

 

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư Công ty Luật DFC giải đáp cho vấn đề “Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép tạm nhập tái xuất mới nhất”. Nếu có thêm bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Xem thêm: Giấy phép quá cảnh hàng hóa và thủ tục xin cấp giấy phép

 

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.