Gian lận thương mại: Hành vi gây nhiều hệ quả

Luật Sư: Lê Minh Công

20:59 - 16/05/2021

Gian lận thương mại là một khái niệm quen thuộc trong xử lý vi phạm kinh tế. Vậy gian lận thương mại là gì? Những hành vi gian lận thương mại thường thấy ở các doanh nghiêp gì? Cùng Luật sư DFC tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

hành vi gian lận thương mại 
Gian lận thương mại: Hành vi gây nhiều hệ quả

1. Như thế nào là hành vi gian lận thương mại?

Gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính. Mục đích của hành vi gian lận thương mại là nhằm thu lợi bất chính do thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá. Chủ thể tham gia hành vi gian lận thương mại bao gồm: người mua, người bán, hoặc cả người mua và người bán thông qua đối tượng là hàng hóa.

Hiện nay, tình trạng gian lận thương mại diễn ra trên các tuyến, địa bàn cả nước ngày càng phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, với thủ đoạn hoạt động rất tinh vi nhằm tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng. Gian lận thương mại nổi lên với các hành vi: Trốn thuế, in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước. Hành vi vi phạm của các doanh nghiệp chủ yếu là kê khai thiếu thuế giá trị gia tăng đầu ra của các công trình xây dựng đã nghiệm thu khối lượng hoàn thành; xác định không chính xác mức giảm trừ cho bản thân và giảm trừ gia cảnh khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

2. Những ví dụ tiêu biểu cho hành vi gian lận thương mại thường thấy của doanh nghiệp:

*Giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, chuyển tải bất hợp pháp:

Trong lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, có tình trạng hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài khi nhập khẩu (NK) về Việt Nam đã ghi sẵn dòng chữ “Made in Vietnam”, “Sản xuất tại Việt Nam”, “Xuất xứ Việt Nam”… hoặc trên sản phẩm và bao bì sản phẩm; phiếu bảo hành thể hiện bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, trang web, trung tâm bảo hành tại Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu (XK).

Hàng hóa NK từ nước ngoài, dán nhãn hàng hóa hoặc ghi xuất xứ hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài hoặc không thể hiện nước xuất xứ trên nhãn hàng hóa nhưng khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa thì thay nhãn mới ghi “Made in Vietnam” hoặc “Sản xuất tại Việt Nam”, “Xuất xứ Việt Nam”.

Lợi dụng văn bản quy phạm pháp luật chưa bắt buộc dán nhãn phụ ngay tại khâu thông quan để NK hàng hóa sau đó không dán nhãn phụ theo quy định mà thay đổi nhãn mác, bao bì, tên hàng hóa để tiêu thụ nội địa; Nhập khẩu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hoặc lợi dụng loại hình quá cảnh để vận chuyển hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giả mạo xuất xứ Việt Nam.

*Trốn thuế, in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước:

Gian lận, giả mạo xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do như sử dụng C/O giả, C/O không hợp lệ khi làm thủ tục hải quan; khai sai các thông tin trên C/O để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt khi làm thủ tục hải quan.

Đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu, doanh nghiệp Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp FDI) nhập khẩu nguyên vật liệu, bán thành phẩm, linh kiện, cụm linh kiện, phụ tùng để sản xuất, gia công, lắp ráp nhưng hàng hóa không trải qua công đoạn gia công, sản xuất hoặc chỉ trải qua công đoạn gia công, sản xuất, lắp ráp đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng khi xuất khẩu thì ghi xuất xứ Việt Nam trên tờ khai hải quan và trên nhãn hàng hóa hoặc hợp thức hóa bộ hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam.

Thành lập nhiều công ty, mỗi công ty nhập khẩu một số cụm linh kiện, phụ tùng hoặc bộ phận tháo rời để lắp ráp hoặc bán cho công ty khác thực hiện gia công, lắp ráp công đoạn đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng ghi sản xuất tại Việt Nam hoặc xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa để tiêu thụ tại thị trường trong nước nhằm đánh lừa người tiêu dùng hoặc xuất khẩu; nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài chuyển tải qua Việt Nam để hợp thức hóa hồ sơ hoặc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ sau đó xuất khẩu sang nước thứ ba; Lợi dụng sự lỏng lẻo trong việc cấp C/O để hợp thức hóa hồ sơ đề nghị cấp C/O.

Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về các hành vi gian lận thương mại, nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi bạn hãy gọi đến tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được tư vấn giải đáp miễn phí.

Trân trọng!!!

L.S Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.