Hiện nay, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vẫn hay thường xuyên sử dụng chế định “thanh lý hợp đồng” trong các giao dịch dân sự và thực hiện hợp đồng của mình nhằm chấm dứt và giải phóng các quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng được giao kết. Vậy trường hợp nào thì được thanh lý hợp đồng, mục đích và nội dung thanh lý hợp đồng? Cùng Luật sư DFC tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây:
Tìm hiểu về thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa
1. Khái niệm thanh lý hợp đồng:
Thanh lý hợp đồng là việc các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng đã được hoàn tất và những nội dung chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo mẫu thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa
2. Các trường hợp thanh lý hợp đồng:
- Khi các công việc theo hợp đồng được thực hiện xong;
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó;
- Hợp đồng bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ theo sự thỏa thuận của hai bên hoặc do sự kiện bất khả kháng;
- Khi hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết hợp đồng là pháp nhân phải giải thể, phá sản hoặc là cá nhân đã chết;
3. Mục đích của thanh lý hợp đồng:
- Giúp các bên trong Hợp đồng xác định được các quyền và nghĩa vụ của các bên đã được thực hiện đến đâu, các trách nhiệm, nghĩa vụ nào còn chưa được thực hiện và hậu quả pháp lý của việc nghĩa vụ chưa được thực hiện là gì;
- Những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên trong hợp đồng đã thực hiện đầy đủ hoặc có thỏa thuận với nhau thì được xem như chấm dứt, đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn chưa thực hiện đầy đủ thì vẫn tiếp tục còn hiệu lực;
- Các bên cũng sẽ xác định cụ thể các trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trong trường hợp thanh lý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
- Giải phóng các nghĩa vụ mà các bên có nghĩa vụ đã thực hiện đối với bên có quyền, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
4. Nội dung trong thanh lý hợp đồng cần nêu rõ hai nội dung sau:
- Thứ nhất là về việc công ty bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán, hai bên cam kết sau này không thể có tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;
- Thứ hai, về nghĩa vụ bảo hành, hai bên thỏa thuận nghĩa cụ bảo hành của bên bán vẫn tiếp tục còn hiệu lực sau khi hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng và kéo dài cho đến hết thời hạn bảo hành theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng cung cấp hàng hóa. Nếu trong hợp đồng cung cấp hàng hóa chưa quy định chi tiết điều này, trong biên bản thanh lý phải làm rõ và hai bên phải cùng đồng ý với những nội dung này.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC Tổng đài 1900.6512 về nội dung Thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ qua Tổng đài để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng.
LS. Lê Minh Công