Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

Luật Sư: Lê Minh Công

14:07 - 17/04/2021

Hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng nằm trong hệ thống các loại hợp đồng theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm là một quan hệ tranh chấp giữa các bên trong quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện, thay đổi hoặc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài 1900.6512 sẽ gửi đến bạn nội dung tranh chấp hợp đồng bảo hiểm như sau:

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm

1. Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm là gì?

Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm là một dạng tranh chấp liên quan giữa bên bán bảo hiểm với bên mua bảo hiểm, theo đó có các điều khoản trong hợp đồng có sự mâu thuẫn hoặc vi phạm của một bên trong hợp đồng nhằm ký kết, thực hiện, thay đổi, chấm dứt hợp đồng.

Những nội dung cơ bản trong tranh chấp một hợp đồng bảo hiểm bao gồm:

- Tranh chấp về điều khoản chi trả số tiền bảo hiểm;

- Tranh chấp về điều kiện được hưởng quyền lợi bảo hiểm;

- Tranh chấp về số tiền chi trả khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;

- Tranh chấp về vấn đề hợp đồng thuộc các trường hợp: hợp đồng vô hiệu, hợp đồng bị hủy bỏ, hợp đồng đơn phương chấm dứt…

Xem thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng

2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm 

Khi có tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xảy ra thì một trong các bên trong hợp đồng có thể khởi kiện bên còn lại ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật như Tòa án Nhân dân hoặc Trọng tài Thương mại. 

Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC đã nhận được nhiều câu hỏi tình huống tư vấn của Khách hàng thắc mắc liên quan đến tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, trong đó xin được giải đáp thắc mắc của một khách hàng là anh Hoàng V. (43 tuổi) như sau:

“Anh V có tham gia hai hợp đồng bảo hiểm tại Công ty A như sau:

- Về hợp đồng thứ nhất: tôi có ký kết hợp đồng bảo hiểm Công ty A với số hợp đồng bảo hiểm 5466366 vào ngày 06 tháng 02 năm 2016, hiệu lực ngày 21/02/2016 với số tiền bảo hiểm là 200 triệu đồng. Theo như thỏa thuận của các bên đạt được trong hợp đồng bảo hiểm số 5466366 nêu trên thì quyền lợi bảo hiểm do Công ty A trợ cấp tiền mặt mỗi ngày nằm viện cho tôi (0,2% số tiền bảo hiểm) tương ứng với số tiền 400 ngàn đồng với điều kiện tối đa không quá 750 ngày cho đến 75 tuổi.

- Hợp đồng thứ hai: tôi có ký kết hợp đồng bảo hiểm Công ty A với số hợp đồng bảo hiểm 5466333 cấp ngày 31 tháng 12 năm 2016, hiệu lực ngày 07/01/2016 với số tiền bảo hiểm là 300 triệu đồng .Theo thỏa thuận của các bên đạt được trong hợp đồng bảo hiểm số 5466333 nêu trên thì quyền lợi bảo hiểm trợ cấp nằm viện do Công ty A trợ cấp tiền mặt mỗi ngày nằm viện cho tôi (0,2% số tiền bảo hiểm) tương ứng là 600.000 ngàn đồng, tối đa không quá 750 ngày cho đến 75 tuổi.

Sau khi giao kết hai hợp đồng bảo hiểm kể trên, tôi đã nằm điều trị tại Bệnh viện đa Khoa huyện T, huyện V. Tuy nhiên, Công ty A đã không thực hiện đúng như thỏa thuận tại hai hợp đồng trên về việc trợ cấp tiền mặt nằm viện cho tôi mặc dù tôi đã nộp đầy đủ các bằng chứng và chứng từ về việc nhập viện điều trị cho Công ty A. Vậy xin hỏi Luật sư, nếu tôi làm đơn khởi kiện ra Tòa án Nhân dân có thẩm quyền yêu cầu tuyển xử Công ty A phải chi trả quyền lợi bảo hiểm trợ cấp nằm viện đối với hai hợp đồng bảo hiểm kể trên có được không? Tôi xin chân thành cảm ơn.”

*Luật sư tư vấn:

Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC xin cảm ơn sự tin tưởng của Quý Khách hàng khi đã gửi nội dung tư vấn đến Công ty. Sau đây, Đội ngũ Luật sư xin được giải đáp vấn đề khúc mắc của anh như sau:

- Thứ nhất, nếu sau khi Tòa án thụ lý đơn khởi kiện của anh mà có căn cứ cho rằng các bên trong hai hợp đồng đã giao kết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện, không bị lừa dối và ép buộc, vi phạm đạo đức xã hội… thì sẽ có giá trị ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của hai bên;

- Thứ hai, nếu Tòa án Nhân dân công nhận số ngày nằm viện của anh chính xác như thông tin anh cung cấp và các bên trong hai hợp đồng trên có thỏa thuận rõ sau khi cung cấp những tài liệu chứng minh có sự kiện bảo hiểm chữa trị bệnh thì bên Công ty A sẽ chi trả số tiền bảo hiềm mà Công ty A lại từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm trợ cấp nằm viện cho anh là sự thật thì Công ty A đã vi phạm hợp đồng hợp đồng bảo hiểm. 

Như vậy, từ những cơ sở kể trên, việc anh khởi kiện ra Tòa án Nhân dân có thẩm quyền yêu cầu Công ty A chi trả tiền viện phí theo điều khoản bảo hiểm là có cơ sở để thực hiện.

Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật của Công ty Luật DFC về nội dung tranh chấp hợp đồng bảo hiểm mới nhất hiện nay. Nếu Quý Khách hàng hoặc bạn đọc có ý kiến đóng góp hoặc tư vấn vui lòng liên hệ qua Tổng đài 1900.6512 để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!

Xem thêm: Dịch vụ tư vấn hợp đồng

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.