Hợp đồng dịch vụ là gì? Hướng dẫn giải quyết tranh chấp

Luật Sư: Lê Minh Công

09:40 - 14/04/2021

Giữa xu thế phát triển của xã hội hiện nay, nhu cầu về dịch vụ ngày càng tăng cao, từ đó việc xuất hiện hợp đồng dịch vụ ngày càng nhiều. Hợp đồng dịch vụ về bản chất là một hợp đồng dân sự, là là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Xem thêm: Tư vấn tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là gì? Hướng dẫn giải quyết tranh chấp
Hợp đồng dịch vụ là gì? Hướng dẫn giải quyết tranh chấp - 19006512

1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ

Có thể hiểu hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự do trao đổi ý chí với nhau với mục đích đi đến thoả thuận nhất định để cùng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định.

Việc trao đổi ý chí này của các bên là tự nguyện tuy nhiên vẫn phải tuân theo quy định của pháp luật. Theo đó, các bên sẽ thực hiện việc chuyển giao tài sản hay thực hiện một công việc cụ thể cho bên kia theo thoả thuận trong hợp đồng; hay thoả thuận sự thay đổi hoặc chấm dứt các nghĩa vụ đó.

Trong trường hợp pháp luật không có quy định, hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Còn đối với những trường hợp hợp đồng dân sự được pháp luật quy định cụ thể hình thức thì buộc phải giao kết theo hình thức đó. 

Có thể hiểu đơn giản, hợp đồng dịch vụ là hợp đồng ràng buộc giữa hai bên: "Bên cung cấp dịch vụ và bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ".

Theo quy định của BLDS thì hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng sẽ quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là một công việc cụ thể, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội. Bên cung ứng dịch vụ sẽ bằng công sức và trí tuệ để hoàn thành công việc đã nhận và chỉ được giao cho người khác làm thay nếu bên thuê dịch vụ đồng ý.

2. Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ có một số đặc điểm sau:

- Bên cung cấp dịch vụ cần thực hiện một số công việc cụ thể và bàn giao kết quả cho bên thuê;

- Hợp đồn dịch vụ có tính đền bù, bên thuê phải trả thù lao cho bên cung cấp dịch vụ khi bên cung cấp dịch vụ hoàn thành công việc theo hợp đồng hoặc trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ, các bên có quyền và nghĩa vụ qua lại.

3. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ

Việc tranh chấp hợp đồng dịch vụ xảy ra khi một trong hai bên không thực hiện đúng theo hợp đồng. Có hai trường hơp dẫn đến tranh chấp hợp đồng dịch vụ:

+ Trường hợp 1: bên thuê đã thanh toán chi phí dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ nhưng bên cung ứng dịch vụ không hoàn thành công việc theo hợp đồng

+ Trường hợp 2: bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện xong công việc theo hợp đồng nhưng bên thuê không thanh tóan chi phí cho bên cung ứng.

*Để giải quyết tranh chấp hợp đồng dịch vụ ta có thể thông qua các bước sau:

+ Thương lượng: là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tế phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích các bên áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên

+ Hòa giải: hòa giải thông qua bên trung gian

+ Giải quyết tại cơ quan chức năng có thẩm quyền: thực hiện thủ tục tố tụng theo quy định của nhà nước

Trên đây là bài tư vấn của Công ty Luật DFC về vấn đề tranh chấp hợp đồng dịch vụ. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn 1900.6512 để được các Luật sư tư vấn cụ thể và chính xác nhất.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.