Tư vấn tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ

Luật Sư: Lê Minh Công

09:23 - 14/04/2021

Về những thắc mắc của nhiều bạn đọc liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ, Công ty Luật DFC xin được giải đáp những thắc mắc của bạn thông qua bài viết sau.

Tư vấn tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ
Tư vấn tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ - 19006512

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ là việc phát sinh khi một trong các bên ký kết hợp đồng có hành vi vi phạm hợp đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại. Giải quyết tranh chấp khi các bên xảy ra xung đột. 

1. Các cách áp dụng khi hai bên xảy ra tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ

- Tiến hành thương lượng giữa các bên: các bên cùng nhau tiến hành tự thỏa thuận trên nguyên tắc công bằng, bình đẳng tôn trọng quyền lợi của các bên.

- Khởi kiện ra Tòa án:  trong trường hợp các bên không thể thương lượng được thì một trong hai bên có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.

2. Nội dung của đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ

Theo Khoản 4 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, các nội dung bao gồm:

- Thời gian làm đơn khởi kiện;

- Tòa án nhận đơn khởi kiện;

- Họ và tên, nơi cư trú của người khởi kiện; 

- Địa chỉ các bên thỏa thuận để Tòa liên hệ (nếu có);

- Thông tin của người có quyền lợi và lợi ích được bảo vệ;

- Họ và tên, nơi cư trú của người bị khởi kiện;

- Họ và tên, nơi cư trú của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trường hợp không rõ nơi cư trú thì ghi địa chỉ nơi cư trú cuối cùng;

- Thông tin của người làm chứng: Họ, tên, địa chỉ (nếu có);

- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

3. Các bước thực hiện khởi kiện tại Tòa án

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu minh chứng.

- Người khởi kiện sẽ nộp đơn tại Tòa án Nhân dân cấp huyện;

- Hoặc nộp đơn tại Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức;

- Các đương sự có quyền thỏa thuận với nhau bằng văn bản để yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân, nơi nguyên đơn có trụ sở, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại;

- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án nơi tổ chức đặt trụ sở chính hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở tại Việt Nam thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.

- Các tài liệu, minh chứng kèm theo đơn khởi kiện:

+ Bản sao giấy tờ của pháp nhân.(công chứng/chứng thực)

+ Hợp đồng cho cung ứng dịch vụ.

+ Các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng (hóa đơn VAT, các biên bản giao nhận,…).

Bước 2: Hoàn thành các nghĩa vụ về nộp án phí và hoàn thiện hồ sơ.

- Nộp tiền tạm ứng án phí.

- Sửa đổi, bổ sung hồ sơ khởi kiện (khi được yêu cầu).

- Cung cấp, bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ án theo quy định pháp luật.

Bước 3: Tổ chức hòa giải và tham gia tố tụng.

- Sau khi tòa án thụ lý vụ việc, tòa án sẽ tổ chức các buổi hòa giải cho các bên.

- Trường hợp tòa án không hòa giải được sẽ phải đưa vụ việc ra xét xử. Sau khi xét xử xong Tòa án sẽ ra một bản án – trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án mà không có kháng cáo, kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực.

4. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ.

Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp kinh doanh thương mại là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 Luật này (Điều 319 Luật thương mại năm 2005).

-------------

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư DFC cho vấn đề “Tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ”. Nếu có thêm bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.