Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng

Luật Sư: Lê Minh Công

15:00 - 06/04/2021

Về những thắc mắc của nhiều bạn đọc liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng, Công ty Luật DFC xin được giải đáp những thắc mắc của bạn thông qua bài viết sau.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng
Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng - Luật sư DFC - 19006512

 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015
  • Luật trọng tài thương mại 2010

1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp hợp đồng được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên với nhau trong việc thực hiện không đúng hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã nêu trong hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng phải có các yếu tố sau:

- Có hợp đồng giữa các bên. Hợp đồng được giao kết dưới nhiều hình thức khác nhau như: văn bản và các hình thức tương đương, hợp đồng miệng hoặc hợp đồng hành vi. Vì vậy, cần xác định có hay không có quan hệ hợp đồng hình thành.

- Có sự vi phạm nghĩa vụ hoặc cho rằng vi phạm nghĩa vụ là của một bên trong quan hệ hợp đồng.

- Có sự không thống nhất giữa các bên về hành vi vi phạm hoặc không thống nhất trong việc xử lý hậu quả của hành vi vi phạm đó.

 2. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng

Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức phù hợp không chỉ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, mà còn đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm Hợp đồng, việc giải quyết tranh chấp hợp đồng có thể thông qua ba phương thức sau:  

a. Phương thức thương lượng, hòa giải:

- Tự hòa giải: Là việc các bên tranh chấp tự bàn bạc, hòa giải để đi đến thống nhất giải quyết tranh chấp mà không cần sự tác động, giúp đỡ của bên thứ ba.

- Hòa giải thông qua trung gian: Là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau với sự giúp đỡ, trợ giúp của người thứ ba (gọi là người trung gian hòa giải). Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức hoặc Tòa án do các bên tranh chấp lựa chọn hoặc theo quy định của pháp luật.

- Hòa giải trong tố tụng: Hòa giải được thực hiện tại Tòa án, Trọng tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn khiếu nại của một bên (hòa giải với sự trợ giúp của Tòa án hoặc trọng tài). Tòa án, trong phạm vi quyền hạn sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có hiệu lực thi hành đối với các bên.

- Hòa giải ngoài tố tụng: Là hòa giải do các bên tiến hành trước khi đưa đơn khởi kiện ra Tòa án, Trọng tài.

b. Phương thức giải quyết thông qua Trọng tài:

*Khái niệm

Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài là việc các bên thỏa thuận với nhau đưa các tranh chấp đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh giữa họ để giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài viên sau khi xem xét tranh chấp sẽ đưa ra quyết định có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Phương thức trọng tài cũng xuất phát từ sự thoả thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, khác với hòa giải thương lượng, trọng tài là cơ quan xét xử. Thẩm quyền của trọng tài được thể hiện trong phán quyết của trọng tài có giá trị cưỡng chế thực thi. Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn trọng tài viên phù hợp, chỉ định trọng tài viên để hình thành Hội đồng trọng tài hoặc Ủy ban trọng tài để giải quyết tranh chấp hợp đồng.

*Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế, trong đó có tranh chấp Hợp đồng phát sinh từ hợp đồng dân sự thuần túy không thuộc thẩm quyền của Trọng tài là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Thẩm quyền của Trọng tài được xác định không phụ thuộc vào quốc tịch, địa chỉ trụ sở giao dịch chính của các bên tranh chấp hoặc nơi các bên tranh chấp có tài sản hoặc nơi ký kết hoặc thực hiện hợp đồng.

*Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp:

- Các bên phải có thỏa thuận trọng tài;

- Thỏa thuận trọng tài có sự đồng thuận của các bên đưa ra các tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ để giải quyết tại Trọng tài;

- Thỏa thuận trọng tài phải được lập thành văn bản và chỉ được nêu tên một trung tâm trọng tài cụ thể;

- Thỏa thuận trọng tài có thể là một điều khoản của hợp đồng gọi là "điều khoản trọng tài" hoặc một thỏa thuận riêng gọi là "Hiệp nghị trọng tài".

*Phán quyết của Trọng tài mang tính chung thẩm - phán quyết cuối cùng

- Mọi sự thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hoặc vô hiệu của hợp đồng đều không ảnh hưởng đến hiệu lực của thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp lý do vô hiệu cũng là lý do thỏa thuận trọng tài vô hiệu.

- Khi có thỏa thuận trọng tài, các bên chỉ có thể khởi kiện ra Trọng tài theo thỏa thuận. Toà án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thoả thuận trọng tài, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.

- Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần, phán quyết của trọng tài mang tính chung thẩm: các bên không được kháng cáo trước Tòa án hoặc bất kỳ tổ chức nào khác. Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết của trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết.

c. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư pháp

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, nếu các bên không thương lượng, hòa giải được với nhau thì có thể đưa ra Tòa án giải quyết. Tùy theo tính chất của hợp đồng là kinh tế hay dân sự, các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hoặc dân sự.

*Ưu điểm của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:

- Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền tư pháp của Nhà nước) có hiệu lực thi hành đối với các bên.

- Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có thể được phát hiện và khắc phục.

- Với điều kiện thực tế ở Việt Nam, án phí Tòa án thấp hơn án phí trọng tài.

*Hạn chế của việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng qua Tòa án:

- Thời gian giải quyết tranh chấp thường kéo dài do thủ tục của tòa án quá chặt chẽ.

- Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng là rất hạn chế.

6. Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng của Luật sư DFC

Luật sư DFC cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng:

✔️ Tư vấn quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng;

✔️ Tư vấn, xác định căn cứ và cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp;

✔️ Tư vấn, liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng;

✔️ Tổ chức thương lượng, hoà giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện hoà giải cho khách hàng;

✔️ Tư vấn, hướng dẫn các bên thu thập tài liệu, chứng cứ, cung cấp thông tin;

✔️ Luật sư được ủy quyền liên hệ, gặp gỡ, trao đổi với cơ quan Trọng tài, Tòa án, Thi hành án để bảo vệ tốt nhất quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.

-----------------------

Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư DFC cho vấn đề “Giải quyết tranh chấp hợp đồng”. Nếu có thêm bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.