Tranh chấp hợp đồng tặng cho nhà ở là điều xảy ra khá phổ biến hiện nay. Vậy nếu khi bố mẹ cho con nhà ở mà gặp những rắc rối, tranh chấp thì cần phải làm như thế nào? Cùng tìm hiểu thêm bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về hợp đồng cho tặng tài sản, nhà ở.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn hợp đồng
Luật sư tư vấn về tranh chấp hợp đồng tặng cho nhà ở - 19006512
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Như vậy, về bản chất hợp đồng tặng cho tài sản là sự chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng một số tài sản nào đó cho người khác. Hợp đồng tặng cho tài sản có hai loại: hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện và hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện.
Thứ nhất, hợp đồng tặng cho tài sản không có điều kiện là hợp đồng thể hiện sự tặng cho tài sản người khác mà không yêu cầu người đó thực hiện hay đáp ứng một số điều nhất định.
Ví dụ: Cha mẹ tặng cho con quyền sử dụng đất, lập thành hợp đồng có công chứng.
Thứ hai, hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là hợp đồng tặng cho tài sản cho người khác mà đi kèm đó là yêu cầu người nhận đáp ứng được một số điều kiện hoặc thực hiện được một số việc. Về bản chất, hợp đồng tặng cho tài sản là giao dịch trao đổi về lợi ích. Lợi ích ở đây có thể là lợi ích về vật chất hoặc cũng có thể là lợi ích về mặt tinh thần.
Ví dụ: Cha mẹ lập hợp đồng tặng cho tài sản cho con. Đi kèm điều kiện là con phải đỗ được đại học.
Trong trường hợp tặng cho tài sản có điều kiện này, nếu như người nhận không thực hiện được các điều kiện trong hợp đồng thì hợp đồng sẽ vô hiệu, việc tặng cho này sẽ không diễn ra.
Xem thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng
Hợp đồng tặng cho nhà cũng là một loại hợp đồng tặng cho tài sản. Nhà đất là một loại tài sản có giá trị cao, vì vậy thường xảy ra tranh chấp. Có một số tranh chấp thường gặp như sau:
Nhiều trường hợp tặng cho tài sản bằng miệng, sau đó không muốn tặng cho nữa nên đòi lại. Lúc này sẽ xảy ra tranh chấp giữa người tặng cho và người cho.
Ví dụ: cha mẹ cho vợ chồng con trai một mảnh đất và căn nhà trên đất đứng tên bố mẹ, tuy nhiên chưa sang tên cho vợ chồng người con. Sau khi vợ chồng người con đã sử dụng một thời gian, xây dựng nhà cửa, kiến tạo các công trình khác trên đất thì xảy ra bất hòa giữa bố mẹ và các con. Bố mẹ lúc này phủ nhận việc tặng cho ngày trước của mình, đòi lấy lại đất. Đây là một tranh chấp điển hình về tranh chấp hợp đồng tặng cho nhà đất.
Nhiều trường hợp hợp đồng không được lập bằng văn bản, khi xảy ra tranh chấp rất khó có thể giải quyết. Theo quy định của pháp luật, khi tặng cho nhà đất cần lập hợp đồng và có công chứng. Như vậy, quyền lợi của các bên mới có thể được đảm bảo.
Hoặc có một trường hợp khác, hợp đồng tặng cho nhà có điều kiện, người tặng cho cho rằng bên nhận tặng cho không thực hiện được các điều kiện trong hợp đồng nên không đủ điều kiện nhận tặng cho tài sản. Bên nhận tặng cho cho rằng mình đã thực hiện các công việc trong hợp đồng, đủ điều kiện nhận tặng cho, lúc này sự trái ngược ý kiến các bên sẽ dẫn đến tranh chấp về hợp đồng.
Hợp đồng tặng cho nhà được kí kết bởi bên tặng cho và bên nhận tặng cho, nhưng có bên thứ ba không đồng ý việc tặng cho này dẫn đến tranh chấp.
Ví dụ: mẹ đã mất, bố làm hợp đồng tặng cho nhà cho vợ chồng con trai, tuy nhiên người con gái không đồng ý, yêu cầu bố chia căn nhà. Lúc này, bản chất của tranh chấp hợp đồng tặng cho nhà là tranh chấp phân chia di sản thừa kế. Muốn giải quyết tranh chấp cần xét đến nguồn gốc của căn nhà. Nếu căn nhà là tài sản riêng của bố thì người con gái không có quyền yêu cầu phân chia căn nhà. Mặt khác nếu căn nhà là tài sản chung của bố mẹ thì người con gái có quyền yêu cầu phân chia để nhận phần thừa kế của mình.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng tặng cho nhà thuộc về tòa án nhân dân huyện có thẩm quyền.
Trên đây là bài tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về vấn đề tranh chấp hợp đồng tặng cho nhà ở. Nếu có vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900.6512 để được các Luật sư tư vấn trực tiếp và cụ thể nhất.
LS. Lê Minh Công