Tư vấn về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Luật Sư: Lê Minh Công

15:15 - 31/03/2021

Bản chất của loại hợp đồng nhượng quyền thương mại như thế nào cũng như ưu nhược điểm của nó ra sao thì trong bài viết hôm nay Luật sư DFC sẽ phân tích và làm rõ cho bạn đọc.

Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại

Tư vấn về hợp đồng nhượng quyền thương mại
Tư vấn về hợp đồng nhượng quyền thương mại
 

Hoạt động nhượng quyền thương mại ngày nay đang ngày một phổ biến khi nhiều chủ thể muốn đứng ra kinh doanh nhưng không muốn tốn thời gian xây dựng thương hiệu, để giải quyết khó khăn này họ thường tìm đến các doanh nghiệp đang kinh doanh lĩnh vực mình muốn đầu tư để xin nhượng quyền thương mại với hình ảnh và quy trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp đó. Những ví dụ thực tiễn với hoạt động nhượng quyền thương mại hiện nay có thể kể đến như Highland hay Cộng Coffee. 

Căn cứ pháp lý

  • Luật thương mại 2005
  • Văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật thương mại 2005

Nội dung tư vấn

1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại với bản bản chất là một hợp đồng kinh tế ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền thương mại.

Hoạt động nhượng quyền thương mại về bản chất pháp lý sẽ mang những đặc điểm dưới đây:

Một là, chủ thể trong hoạt động này sẽ gồm hai bên một bên là bên nhượng quyền, bên kia là bên được nhượng quyền. Trong đó bên nhượng quyền là chủ sở hữu của tên thương mại hoặc tên pháp lí quen thuộc, các kí hiệu, các biểu tượng, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu thương mại hoặc nhãn hiệu dịch vụ hay một bí quyết đặc biệt trao cho bên được nhượng quyền sử dụng một tập hợp các sản phẩm, dịch vụ nguyên gốc hoặc đặc biệt, để độc quyền khai thác chúng một cách bắt buộc và hoàn toàn theo cách thức thương mại đã được thử nghiệm, được chỉnh sửa và hoàn thiện định kỳ.

Hai là, trong quan hệ nhượng quyền thương mại tính chất độc lập của các bên nhượng quyền và nhận quyền được thể hiện rõ nét. Mặc dù có sự hỗ trợ và kiểm soát giữa các bên trong hoạt động kinh doanh nhưng tư cách pháp nhân hay trách nhiệm tài chính của các bên độc lập nhau

Ba là, hoạt động nhượng quyền thương mại chính là sự kết hợp của nhiều hoạt động thương mại khác nhau như li - xăng, chuyển giao công nghệ, đại lí… Thông thường, những hoạt động thương mại này có thể được các thương nhân thực hiện độc lập , tuy nhiên trong hợp động nhượng quyền thương mại này thì các thương nhân thực hiện đồng thời tất cả các hoạt động trên và các hoạt động này về bản chất là không thể tách rời.

Bốn là, bên nhượng quyền thương mại phải có một hệ thống, cơ sở kinh doanh đủ uy tín có thể cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống kinh doanh này phải có sự trải nghiệm thị trường đủ để tạo ra một giá trị “quyền thương mại” hợp lý và tạo lòng tin cho bên nhận quyền.

Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN, HỖ TRỢ PHÁP LÝ CHO DOANH NGHIỆP

2. Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại

Hợp đồng nhượng quyền thương mại dù có tính phổ biến cao trong đời sống nhưng quá trình thực hiện không tránh khỏi những rủi ro cho cả bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền. Dưới đây sẽ là những ưu, nhược điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại Luật sư DFC đưa ra để các bên cân nhắc khi tham gia vào quan hệ hợp đồng này.

*Ưu điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại với bên nhượng quyền

Thứ nhất, bên nhượng quyền cảm thấy việc mình nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới sẽ có lợi hơn so với việc mình tự sản xuất sản phẩm đó.

Hai là, việc nhượng quyền thương mại có thể là cách thức để bên nhượng quyền thương mại tiếp cận thị trường mới - thị trường khó thâm nhập. Thông qua việc nhượng quyền cho bên khác có kinh nghiệm tiếp thị và phân phối sản phẩm ở thị trường này. 

Ba là, hợp đồng nhượng quyền thương mại về bản chất có thể là bên nhượng quyền bổ sung thêm một “ cái đầu” trong việc cải tiến, bí quyết kỹ thuật và các sản phẩm có liên quan trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng sẽ được bên nhận nhượng quyền phát triển. Tuy nhiên để đạt được được mục đích này thì hợp đồng nhượng quyền phải thể hiện các điều khoản một cách chặt chẽ.

Tư là, bản chất của hợp đồng nhượng quyền là bên nhượng quyền sẽ vẫn nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền thương mại mà vẫn được nhận thù lao từ bên nhận nhượng quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng;

*Nhược điểm của hợp động nhượng quyền thương mại với bên nhượng quyền

Thứ nhất, là bên nhận nhượng quyền có thể trở thành đối thủ của bên nhượng quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc sau khi kết thúc hợp đồng;

Hai là, nguồn thu của bên nhận nhượng quyền sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng, nguồn lực của bên nhận nhượng quyền. Trường hợp bên nhận nhượng quyền kinh doanh bết bát có thể ảnh hưởng đến chính hình ảnh của bên nhượng quyền đã cố gắng xây dựng trong thời gian trước đó.

*Ưu điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại với bên nhận nhượng quyền

Thứ nhất, bên nhận nhượng quyền có thể bỏ qua giai đoạn phát triển sản phẩm hoặc gây dựng thương hiệu mà có thể tiếp cận thị trường ngay lập tức;

Thứ hai, điều này có lợi nến bên nhận nhượng quyền là các công ty nhỏ không đủ khả năng nghiên cứu, phát triển sản phẩm mà chỉ đủ khả năng phân phối ra thị trường;

Thứ ba, việc tiếp cận công nghệ chuyển giao qua hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể là tiền đề để bên nhận nhượng quyền có thể tạo ra sản phẩm mới cạnh tranh lại với chính bên nhượng quyền.

*Nhược điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại với bên nhận nhượng quyền

Thứ nhất, bên nhận nhượng quyền phải cam kết bằng tài chính đối với công nghệ chưa sẵn sàng cho việc khai thác thương mại bằng việc phải chỉnh sửa công nghệ đáp ứng lại nhu cầu kinh doanh của mình

Hai là, việc chi trả thêm một khoản tiền thù lao cho bên nhượng quyền thương mại có thể khiến giá trị sản phẩm bận nhận nhượng quyền cung cấp ra thị trường cao hơn nên việc cân đối để đảm bảo giá trị hàng hóa này được khách hàng chấp nhận là rất quan trọng.

Ba là, hợp đồng nhượng quyền có thể khiến bên nhận nhượng quyền bị phụ thuộc vào công nghệ của bên nhượng quyền khi đó một khi hợp đồng nhượng quyền chấm dứt và bên kia không có ý định giao kết có thể khiến bên nhận nhượng quyền phá sản, giải thể.

3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại

Đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 2005 do đó theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có hai cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó là trọng tài thương mại và tòa án nhân dân. Trình tự thủ tục giải quyết tại Trọng tài sẽ theo quy định Luật trọng tài thương mại 2010 còn nếu chọn giải quyết tại Tòa án thì sẽ theo thủ tục tố tục tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

4. Dịch vụ của DFC

Với sự quản lý, điều hành và hợp tác giữa các Luật sư uy tín, giàu kinh nghiệm, tận lực và tận tâm trong công việc, Công ty chúng tôi tự tin mang đến cho Quý Khách hàng dịch vụ pháp lý hiệu quả nhất, trong đó có dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Đặc biệt, với mong muốn hỗ trợ các cá nhân, tổ chức những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hiện chúng tôi có cung dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại, bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:

  • Tư vấn những vấn đề pháp lý phát sinh trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Tư vấn giải quyết các vụ việc tranh chấp, thu hồi công nợ phát sinh từ hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Tham gia thương lượng, hòa giải, tranh tụng tại Tòa án và trọng tài về giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại;
  • Tư vấn, tham mưu ý kiến với các hoạt động của Ban Quản trị, Ban Giám đốc của thân chủ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại nhằm tìm ra hướng giải quyết hiệu quả nhất cho các bên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC về hợp đồng nhượng quyền thương mại và các vấn đề pháp lý quan trọng liên quan đến loại hợp đồng này. Trường hợp bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc hay quan tâm đến dịch vụ pháp lý mà công ty chúng tôi cung cấp, xin vui lòng liên hệ về tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được các chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi hỗ trợ và giải đáp một cách trực tiếp.

 
Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.