Quy định về những ngành nghề cấm kinh doanh hiện nay

Luật Sư: Lê Minh Công

15:30 - 27/04/2021

Trong thời đại ngày càng phát triển như hiện nay, có rất nhiều ngành nghề để mọi người có thể khai thác, kinh doanh để phục vụ nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, khi kinh doanh bất kỳ mặt hàng hay dịch vụ nào cũng cần xem xét và cân nhắc rằng liệu hoạt động kinh doanh của mình có đúng pháp luật hay không? Liệu những ngành nghề cấm kinh doanh hay không? Năm 2021 là năm có rất nhiều Luật mới được áp dụng, trong đó có Luật Đầu tư 2020 được áp dụng từ 01/01/2021 với nhiều điểm mới. 

Xem thêm: Cấm đòi nợ thuê, Doanh nghiệp nên thuê ai để thu hồi nợ?

Quy định về những ngành nghề cấm kinh doanh hiện nay
Quy định về những ngành nghề cấm kinh doanh hiện nay

1. Những ngành nghề cấm kinh doanh, đầu tư

Theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 có quy định chi tiết về những ngành nghề cấm kinh doanh, đầu tư: 

1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:

a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

g) Kinh doanh pháo nổ;

h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

2. Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

So với quy định cũ về những ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh thì Luật Đầu tư 2020 đã bổ sung thêm 2 ngành nghề vào danh sách này là Kinh doanh pháo nổ và Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thay vì trước đây hai ngành này thuộc trường hợp hoạt động kinh doanh có điều kiện.

Mặc dù có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc bổ sung 2 ngành nghề này vào danh sách những ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế có thể thấy những hậu quả xấu của việc kinh doanh 2 ngành nghề này là không nhỏ, chính vì vậy việc bổ sung thêm 2 ngành nghề này vào danh mục ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh là phù hợp. 

Đối với các trường hợp ký kết hợp đồng đòi nợ được thực hiện trước khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thì những hợp này sẽ chấm dứt vào 01/01/2021. Các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động nhằm thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 

Xem thêm: Tổng hợp danh mục ngành nghề hạn chế kinh doanh

2. Xử lý hình sự khi vi phạm kinh doanh ngành nghề bị cấm

Đối với các hành vi kinh doanh những ngành nghề bị cấm đầu tư, kinh doanh thì có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự:

+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.