Cấm đòi nợ thuê, Doanh nghiệp nên thuê ai để thu hồi nợ?

Luật Sư: Lê Minh Công

08:23 - 30/07/2020

Ngày 17.6 vừa qua, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê. Trong khi đó, với tình trạng hiện nay có nhiều Doanh nghiệp bị các đối tác, bạn hàng chiếm dụng vốn, muốn trây lỳ, kéo dài thời hạn thanh toán hoặc không muốn thanh toán. Vậy các Doanh nghiệp nên làm gì và chọn ai để thu hồi nợ lại những khoản nợ chậm trả, khó đòi cho Doanh nghiệp.

Luật sư DFC, với hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn thu hồi nợ cho các Doanh nghiệp trong nước và quốc tế , chúng tôi đưa ra lời khuyên cho Quý doanh nghiệp như sau:

Khi Quý Doanh nghiệp phát sinh những khoản nợ khó đòi, Quý doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

1. Hoàn thiện hồ sơ chặt chẽ, đảm bảo tính pháp lý để ràng buộc trách nhiệm khách hàng để thu hồi nợ

Doanh nghiệp cần rà soát lại các hồ sơ, tài liệu phát sinh trong quá trình cung cấp, mua bán hàng hóa dịch vụ với đối tác; xem đã đầy đủ hay chưa. Ví dụ hồ sơ đã có HĐKT, biên bản giao nhận nghiệm thu hàng hóa, dịch vụ, các chứng từ tài liệu đi kèm, hóa đơn GTGT..đặc biệt là hồ sơ đã có Biên bản đối chiếu xác nhận nợ hay chưa?

Cấm đòi nợ thuê, Doanh nghiệp nên thuê ai để thu hồi nợ?

Trường hợp chưa có Biên bản xác nhận nợ: Doanh nghiệp cần bình tĩnh, nhẹ nhàng thuyết phục khách hàng ký đối chiếu, xác nhận nợ.

Trường hợp đã có, nhưng Biên bản xác nhận nợ đã được lập từ hơn 02 năm trước; thì DN  cũng phải khéo léo để khách hàng ký xác nhận lại công nợ. (Bởi vì, theo luật định, thời hiệu khởi kiện vụ việc dân sự là 02 năm, nếu việc xác nhận nợ được xác lập từ quá 02 năm, trong khi bên khách nợ không xác nhận hoặc cũng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì mất quyền khởi kiện)

2. Tiến hành đàm phán thu hồi nợ mạnh mẽ, quyết liệt

Sau khi kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ, đảm bảo ràng buộc được trách nhiệm trả nợ của khách hàng, Doanh nghiệp cần triển khai các kế hoạch, biện pháp thu đòi mạnh mẽ và quyết liệt.

a. Công tác chuẩn bị trước đàm phán thu hồi nợ?

  • Người đi đòi: Doanh nghiệp phải cử người có kinh nghiệm, có bản lĩnh, có khẳ năng gây sức ép hoặc và phải từ cấp trưởng phòng, quản lý doanh nghiệp trở lên để trực tiếp phụ trách, thu đòi khoản nợ.
  • Đối tượng cần đòi: Đối tượng cần tiếp cận và làm việc bên phía khách nợ phải là chủ doanh nghiệp hoặc người có thẩm quyền quyết định đến việc trả nợ.
  • Số lượng, mật độ đến đòi nợ: Doanh nghiệp phải gia tăng số lượng, mật độ đến gặp và thúc ép khách nợ với tần suất tối thiểu 3,4 lần/tuần.

b. Cách thức đàm phán thu hồi nợ hiệu quả như thế nào?

Đối với trường hợp nợ khó đòi này; khi trao đổi, làm việc phải có thái độ rõ ràng, dứt khoát, có sức thuyết phục và tạo được sức lên khách nợ. Đề nghị khách nợ đưa ra phương án và kế hoạch trả nợ.

Khi khách nợ có phương án, người thu hồi nợ phải biết phản biện, trao đổi lại với khách nợ để đảm bảo kế hoạch đưa ra là có khả thi và trả nợ được. Ví dụ, khách nợ hứa hẹn trong tuần tới sẽ trả một phần công nợ; thì người đòi nợ cần phản biện: khoản tiền đó khách nợ sẽ lấy từ nguồn nào; là khoản đi vay hay thu từ một đơn vị khác, nếu không vay hoặc không thu được thì khách nợ có phương án khác dự phòng không...?

Chủ nợ phải phản biện, truy vấn chủ nợ càng nhiều thông tin càng tốt, có như vậy mới đánh giá được phương án, kế hoạch trả nợ của khách nợ có khả năng thực hiện được hay không.

Trường hợp khách nợ sẵn sàng trả lời và trả lời logic tất cả những nghi vấn mà chủ nợ đặt ra thì có nghĩa là khách nợ đang đưa ra kế hoạch trả nợ thực sự. Ngược lại, họ không trả lời, hoặc trả lời qua loa thì cần phải xem lại phương án trả nợ của khách nợ, 

Trường hợp chủ nợ nhiều lần đến làm việc nhưng khách nợ vòng vo, không đưa được ra lộ trình kế hạch trả nợ; hoặc có kế hoạch trả nợ nhưng không thực hiện đúng kế hoạch thì chủ nợ cần nghĩ đến phương án đòi nợ khác.

3. Khởi kiện và thi hành án để thu hồi nợ

Theo DFC, phương án khởi kiện ra Tòa là một trong phương án khả thi và mang lại hiệu quả nhanh. Bởi vì, chỉ có nhờ can thiệp của cơ quan pháp luật, nhờ vào các công cụ chế tài và biện pháp phong tỏa cưỡng chế tài sản, tài khoản của cơ quan Thi hành án thì mới gây được sức ép và buộc khách nợ tiến hành trả nợ được. Nếu không, khách nợ sẽ cố tình lẩn tránh hoặc vẫn hứa hẹn cam kết nhưng không chịu thanh toán, cụ việc cứ kéo dài và không biết khi nào sẽ kết thúc.

Khi chủ nợ khởi kiện khách nợ ra tòa, chắc chắn với sức ép từ cơ quan Tòa án sẽ tác động một phần, làm thay đổi quan điểm, thái độ của khách nợ để có kế hoạch, phương án trả nợ. Nếu ở giai đoạn Toà án không tác dụng, không tạo sức ép được khách nợ; chủ nợ cần đẩy nhanh tiến độ giải quyết, để kết thúc ở giai đoạn tố tụng ở tòa án, để chuyển sang thi hành án. Khi đó chủ nợ có cơ hội phối hơp với Cơ quan Thi ành án để phong tỏa tài khoản, cưỡng chế tài sản của khách nợ và mới có khả năng thu hồi nhanh và dứt điểm được khoản nợ (tuy nhiên trường hợp này chỉ áp dụng đối với khách nợ đang hoạt động và có tài sản).

Để thực hiện được biện pháp này, có lẽ doanh nghiệp nên lựa chọn Đơn vị tư vấn thu đòi nợ chuyên nghiệp (thường là các Công ty luật) trong việc khởi kiện và thi hành bản án. Vậy làm cách nào để biết đó là đơn vị tư vấn đòi nợ chuyển nghiệp thì chỉ bằng cách xem hồ sơ năng lực của đơn vị đó, xem họ đã khởi kiện thi hành án được bao nhiêu vụ án kinh doanh doanh thương mại thành công. Khi tìm được đúng đơn vị như yêu cầu, cần đẩy nhanh hợp tác nhằm chuyển vụ việc nhanh ra tòa án và cơ quan thi hành án để đảm bảo việc thu đòi nợ được nhanh và hiệu quả

Tóm lại, trong bối cảnh pháp luật cấm các công ty đòi nợ thuê, trong khi các doanh nghiệp vướng phải những khoản nợ chậm trả, lâu năm khó đòi; việc đầu tiên doanh nghiệp nên chủ động rà soát hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý của khoản nợ; sau đó cần cử người có bản lĩnh có thể gây được sức đến khách nợ để đàm phán,  làm việc với khách nợ lần cuối xem có tiến triển và kết quả không; nếu không có kết quả doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn thu đòi nợ chuyên nghiệp (thường là các công ty luật) để giúp doanh nghiệp khởi kiện và thi hành án; có như vậy khoản nợ của doanh nghiệp mới được thu hồi, tránh dây dưa,  đảm bảo đồng vốn không bị thất thoát và không bị khách hàng chiếm dụng.  

Đó là một trong những giải pháp tối ưu và hiệu quả mà Công ty Luật TNHH Tư vấn Thu nợ DFC đưa ra cho khách hàng để giúp khách hàng xử lý, giải quyết những khoản nợ chậm trả khó đòi khi pháp luật cấm không cho hành nghề đòi nợ thuê.

Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công
SĐT: 0913.348.538

tư vấn thu hồi nợ khó đòi

 

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.