Các vấn đề về Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Luật Sư: Lê Minh Công

08:49 - 04/05/2021

Nhượng quyền thương mại là một thỏa thuận của các bên, trong đó bên nhượng quyền đã tiến hành phát triển một chuỗi hệ thống để điều hành hoạt động của một doanh nghiệp cho phép bên được nhượng quyền sử dụng hệ thống đó theo quy định của bên nhượng quyền và đổi lại, bên nhượng quyền được nhận tiền thù lao từ bên được nhượng quyền. Vậy khi nhượng quyền thương mại thì các vấn đề nhượng quyền thương mại nào cần chú ý tại Việt Nam?

Xem thêm: Tư vấn về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Các vấn đề về Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam
Các vấn đề về Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

1. Căn cứ pháp lý

  • Luật Thương mại năm 2005 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
    • Nghị định số 35/2006/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;
    • Nghị định số 120/2011/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại;
  • Nghị định số 08/2018/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương;
  • Thông tư số 09/2006/TT-BTM Hướng dẫn về Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

2. Các vấn đề về Nhượng quyền thương mại

Theo quy định của Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại thì đã ghi nhận hầu như đầy đủ những nội dung về nhượng quyền thương mại như sau:

Các vấn đề về nhượng quyền thương mại Nội dung cơ bản Căn cứ pháp lý 
Điều kiện nhượng quyền thương mại

- Không phải tổ chức nào là thương nhân cũng được quyền chuyển nhượng thương mại;

- Thương nhân muốn thực hiện quyền chuyển nhượng dự định thương mại với hệ thống thương mại cần có thời gian ít nhất 01 năm 

Quy định tại Điều 08 của Nghị định số 08/2020/NĐ – CP
Hình thức hợp đồng nhượng quyền thương mạiHợp đồng nhượng quyền thương mại cần được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương với văn bản hợp đồng.Quy định tại Điều 285 của Luật Thương mại năm 2005
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại

*Quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền:

- 03 quyền cơ bản của bên nhượng quyền: Nhận được tiền hoặc tài sản khác khi chuyển nhượng; tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền thương mại.

- 05 nghĩa vụ cơ bản của bên nhượng quyền: cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại; đào tạo nhân sự và cung cấp kỹ thuật ban đầu; thiết kế địa điểm bán hàng; bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ với đối tượng nhận chuyển nhượng và đối xử bình đẳng với bên nhượng quyền thương mại.

* Quyền và nghĩa vụ của bên nhận nhượng quyền:

- 02 quyền cơ bản của bên nhận nhượng quyền: được cung cấp đầy đủ kỹ thuật đầy đủ trợ giúp pháp lý có liên quan đến nhượng quyền thương mại; được đối xử bình đẳng với bên nhượng quyền.

- 07 nghĩa vụ cơ bản của bên nhận nhượng quyền: thực hiện nghĩa vụ thanh toán với bên nhượng quyền; có đủ năng lực tài chính, cơ sở hạ tầng để tiếp nhận chuyển nhượng quyền; chấp nhận sự hướng dẫn, thỏa thuận và giám sát của bên nhượng quyền; giữ bí mật về bí quyết kinh doanh; ngừng sử dụng quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền khi hợp đồng chấm dứt hoặc kết thúc; điều hành hệ thống phù hợp với hợp đồng đã ký và muốn chuyển nhượng lại quyền cần có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

Quy định tại các Điều 286, 287, 288, 289 Luật Thương mại 2005
Nghĩa vụ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mạiTrước khi tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền phải đăng ký hoạt động này với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trừ những trường hợp không cần phải đăng ký theo quy định.Nghị định số 120/2011/NĐ-CP của Chính phủ
Xử lý vi phạm pháp luật trong nhượng quyền thương mại.

- Điều 24 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại hoặc nếu có hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh; 

- Thẩm quyền và thủ tục xử lý theo quy định của pháp luật xử lý về vi phạm hành chính.

Quy định tại Điều 75 của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP

Nghị định số 75/2019/NĐ-CP

Trên đây là nội dung của Công ty Luật DFC nội dung các vấn đề về nhượng quyền thương mại mới nhất hiện nay. Nếu Quý Khách có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan, vui lòng liên hệ với Chúng tôi qua số hotline 19006512 để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!

Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.