Trong bối cảnh kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế thế nhưng cũng tìm hiểu nhiều rủi do liên quan đến tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp. Với bài viết dưới đây Công ty Luật DFC sẽ gửi đến bạn đọc nội dung khái quát về tranh chấp hợp đồng kinh tế cũng như phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả.
Xem thêm: Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng
Luật sư tư vấn Tranh chấp hợp đồng kinh tế - 19006512
Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận giữa thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với các bên liên quanm nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh thương mại, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại.
Tranh chấp hợp đồng kinh tế được hiểu là mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng về việc thực hiện, không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng các điều khoản thỏa thuận mà hai bên đã tự nguyên giao kết trong hợp đồng. Hoặc tranh chấp về quan điểm của mỗi bên, đánh giá hành vi vi phạm đó do lỗi của bên nào để có phương thức khắc phục, xử lý hậu quả.
*Đặc điểm tranh chấp hợp đồng kinh tế:
- Tranh chấp thường phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.
- Tranh chấp hợp đồng kinh tế thường xoay quanh cả lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng thường được quy định sẵn trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng, hoặc bản cam kết giữa các bên.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn hợp đồng
Quan hệ hợp đồng kinh tế gắn kết với các lợi ích, không phải chỉ là hợp đồng trước mắt mà còn là quan hệ đối tác lâu dài.Khi có tranh chấp, các bên thường tìm nhiều cách giải quyết khác nhau để giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột lợi ích và tạo sự cân bằng mà các bên có thể thỏa thuận. Có nhiều phương pháp giải quyết tranh chấp kinht ế , nhưng phương pháp phổ biến nhất được sử dụng là:
Thông thường trong các hợp đồng kinh tế các bên sẽ giao kết nội dung: “ Khi xảy ra tranh chấp các bên cùng nhau đàm phán, thương lượng để giải quyết...”. Thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp không chính thức, không do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành mà do các bên trong hợp đồng tự do thỏa thuận và định đoạt.
Giải quyết tranh chấp bằng phương thức thương lượng có ưu điểm:Tổ chức thương lượng tùy nghi thời gian và địa điểm, không bị ràng buộc bởi quy trình thủ tục tố tụng, giữ được mối quan hệ cộng tác và giữ được bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, phương thức trên chỉ có hiệu quả đối với các đối tác có thiện chí và tinh thần hợp tác, thỏa thuận trong thương lượng này không được cơ quan thi hành án hỗ trợ thi hành nên dễ đi đến thất bại và phải sử dụng phương thức khác.
Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp phổ biến và xuất hiện sớm nhất trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Việc hòa giải là các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận đi đến thông nhất phương án giải quyết tranh chấp. Hiện nay đây là phương thức phổ biến nhất được áp dụng trong giải quyết kinh doanh thương mại.
Ưu điểm của phương thức hòa giải: Hòa giải nhanh chóng, ít tốn kém. Các bên hòa giải trên tinh thần cầu thị và nỗ lực tìm giải pháp giải quyết hậu quả sao cho cân bằng lợi ích giữa các bên. Giữ được quan hệ hợp tác giữa công ty và cá nhân tham gia đại diện hòa giải.
Nhược điểm của phương thức hòa giải: nếu hòa giải không thành thì sẽ khó để khăn hơn khi sử dụng phương thức khởi kiện, vì trong quá trình hòa giải hai bên đã trao đổi cởi mở, trình bày rõ lỗi của các bên cho nên có thể sau khi trao đổi bên bị vi phạm sẽ thay đổi hồ sơ, không cung cấp hóa đơn, biên bản nhận làm giao nhận hàng hóa hoặc thanh lý, quyết toán hợp đồng dẫn đến việc khép hồ sơ pháp lý trở nên bất lợi hơn.
Khi tranh chấp Hợp đồng kinh tế, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải hoặc thương lượng hòa giải không thành thì có thể chọn phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Thủ tục tố tụng tại tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp an toàn và có hiệu quả thi hành án cao.
Tuy nhiên thực hiện theo quy trình thủ tục tố tụng phải trải qua thời gian dài và đáp ứng đầy đầy đủ quy trình thủ tục, chứng cứ chứng minh, thiện chí hợp tác của các bên. Nếu như giá trị tranh chấp lớn bên khởi kiện còn phải đóng một khoản tạm ứng án phí.
Quan điểm của công ty Luật DFC cho rằng: Các phương thức giải quyết tranh chấp đều có ưu nhược điểm khác nhau, căn cứ vào từng vụ việc từng hoàn cảnh cụ thể mà sử dụng phương thức giải quyết phù hợp. Khi đứng trước tranh chấp, vi phạm hợp đồng kể cả bên vi phạm và bên bị vi phạm cũng nên tìm đến cơ quan trợ giúp pháp lý để được tư vấn giải quyết tranh chấp sao cho đảm bảo quyền lợi kinh tế và mối quan hệ hợp tác lâu dài.
Công ty Luật DFC với thâm niêm hoạt động nghề luật lâu dài luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp thắc mắc cũng như hỗ trợ Doanh nghiệp giải quyết tranh chấp , đặc biệt là tranh chấp hợp đồng kinh tế. Để được tư vấn miễn phí, bạn đọc liên hệ Tổng đài 19006512 hoặc gửi hồ sơ vụ việc đến email luatsudfc@gmai.com để được tư vấn miễn phí. Trân trọng !
Xem thêm: Tư vấn, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
LS. Lê Minh Công