Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Luật Sư: Lê Minh Công

10:20 - 12/03/2021

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là tranh chấp hợp đồng mà các bên đã xác lập trước đó nhằm tạo ra mối quan hệ mua bán ràng buộc giữa các bên, cùng đội ngũ Luật sư DFC tìm hiểu với bài viết dưới đây.

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

1. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán. Theo đó bên bán chuyển giao hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa đó cho bên mua, bên mua có trách nhiệm nhận hàng và thanh toán cho bên bán. Việc giao hàng, thời gian, địa điểm giao, chất lượng, số lượng được quy định theo thỏa thuận của các bên.

Theo khái niệm của hợp đồng mua bán hàng hóa, ta có thể hiểu: Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là sự xung đột, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa trong việc thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không thực hiện các thỏa thuận, các cam kết trong hợp đồng và các quy định pháp luật có liên quan.

Theo đó, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa có thể phát sinh từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Do ý chí chủ quan của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Do khả năng thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Do bất đồng pháp luật;
  • Do sự kiện bất khả kháng được liệt kê hoặc không được liệt kê hoặc chưa được liệt kê trong hợp đồng;
  • Do chính sách, pháp luật thay đổi dẫn đến khó hoặc không thể thực hiện hợp đồng, ...

2. Các loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Từ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp, ta có thể thấy có 4 loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa chính như sau:

  • Bên bán chậm giao hàng;
  • Bên mua chậm nghĩa vụ thanh toán, hoặc giao hàng không đúng chất lượng, chủng loại như đã cam kết trong hợp đồng;
  • Các loại tranh chấp hợp đônkhác.

3. Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Để có thể khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, phải có một số căn cứ sau:

  • Có hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa được biểu hiện bằng việc thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, chưa thực hiện hoặc không thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng. Ví dụ, người bán không giao hàng, giao hàng chậm, kém chất lượng, ...
  • Có thiệt hại về tài sản của bên vi phạm. Đây được coi là cơ sở để bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại và bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại.
  • Giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất xảy ra có mối quan hệ nhân quả. Việc vi phạm hợp đồng phải có nguyên nhân, còn thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm là hậu quả của nó thì mới có căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Có lỗi của bên vi phạm. Đây là điều kiện để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên vi phạm gây ra.

Khi khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ra tòa để yêu cầu giải quyết tranh chấp, thường bên khởi kiện sẽ yêu cầu bên bị khởi kiện thanh toán nợ gốc và lãi suất chậm trả theo hợp đồng, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, thỏa thuận phạt vi phạm và mức phạt vi phạm hợp đồng hoặc tạm dừng thanh toán tiền về chất lượng hàng hóa.

Trong trường hợp tranh chấp hợp đồng mua bán hang hóa thông thường, thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện. 

Để làm thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ra tòa án, bên khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa (theo mẫu);
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa, phụ lục hợp đồng (nếu có);
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh bên kia vi phạm hợp đồng;
  • Các giấy tờ về bảo đảm thực hiện hợp đồng như bảo lãnh, cầm cố, thế chấp (nếu có);
  • Các tài liệu về việc thực hiện hợp đồng như: biên bản giao nhận, chứng từ thanh toán, biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản công nợ;
  • Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người khởi kiện như: Giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Điều lệ công ty;
  • Danh mục tài liệu kèm theo đơn khởi kiện (ghi rõ số lượng bản chính, bản sao);
  • Các tài liệu giao dịch khác (nếu có).

Hồ sơ được nộp tại tòa án nhân dân cấp quận, huyện có thẩm quyền. sâu khi tòa án tiếp nhận hồ sơ, nếu hợp lệ, tòa sẽ thông báo cho bên khởi kiện tạm ứng án phí sau đó thụ lí vụ án. Quy định tại điểm b khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015: "Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án."

4. Luật sư tư vấn về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Chào luật sư. Tôi là người phụ trách hạng mục nhập hàng cho công ty. Công ty tôi có kí kết hợp đồng mua hàng của công ty A là 1000 chiếc quạt cây loại nhỡ hiệu hoa phượng. Trong hợp đồng có ghi rõ việc quạt phải đảm bảo chất lượng, đủ linh kiện, đủ số lượng, đúng mẫu mã thì bên tôi mới nhận hàng, nếu bên A không đảm bảo được chất lượng thì sẽ phải đền bù gấp đôi tiền cọc cho bên tôi. Nếu bên A đảm bảo được chất lượng như trong thỏa thuận mà bên tôi không nhận hàng thì sẽ mất cọc. Tuy nhiên đến thời điểm theo hợp đồng quy định là ngày 18/01/2021 bên A chuyển hàng cho bên công ty tôi thì hàng không đạt đúng chất lượng như cam kết. Công ty tôi không nhận hàng thì bên công ty A nói không trả tiền cọc cho bên tôi. Mong luật sư hướng dẫn tôi cách giải quyết. Tôi xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Theo như thỏa thuận của hợp đồng, bên A phải đảm bảo hàng hóa đạt chuẩn về chất lượng, số lượng, mẫu mã và kích thước sản phẩm thì bên bạn mới nhận hàng và thanh toán. Tuy nhiên khi giao hàng, bên A đã không đảm bảo được chất lượng của sản phẩm như trong văn bản hai bên thỏa thuận. Vì vậy, căn cứ theo thỏa thuận thì bên A phải đền bù tiền cọc hoặc cung cấp đúng số hàng đạt chất lượng cho bên công ty bạn.

Trong trường hợp này, nếu công ty A không thực hiện theo đúng thỏa thuận thì bạn có thể làm hồ sơ khởi kiệ gửi lên tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi đặt trụ sở của Công ty A. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ đã nêu ở trên. Nếu xét thấy bên bạn có đủ căn cứ khởi kiện thì tòa án sẽ tiến hành thụ lí vụ án xử lí tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa này.

----------

Trên đây là bài tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về các vấn đề liên quan đến việc khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900.6512 để được tư vấn chính xác và nhiệt tình nhất.

Bài viết cùng chủ đề:

Hủy bỏ hợp đồng thương mại là gì? Điều kiện hủy như thế nào?

Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.