Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực nhất do lợi thế đường bờ biển dài giúp chúng ta dễ dàng, thuận lợi trong giao thương hàng hóa với các quốc gia nước ngoài. Điều này vô hình chung dẫn đến những tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán quốc tế đang trở lên rất phổ biến. Trong phạm vi bài viết hôm nay Luật sư DFC sẽ giúp bạn nhận diện những tranh chấp như thế nào là tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế và cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thủ tục khởi kiện tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Muốn nắm được định nghĩa tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế là gì ta cần nắm và phân biệt được thế nào là một hợp đồng thương mại quốc tế so với hợp đồng thương mại thông thương.
Theo định nghĩa về hợp đồng thương mại theo Luật thương mại 2005 thì hợp đồng thương mại quốc tế có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên đối với hợp đồng thương mại quốc tế, tính chất quốc tế ở đây nên được hiểu như thế nào cho đúng? Theo Luật thương mại 2005 không đưa ra bất cứ tiêu chí để xác định tính chất quốc tế của hợp đồng. Tuy nhiên trong thực tiễn giao kết hợp đồng cũng như quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia Luật sư DFC có thể đưa ra những đặc điểm nhận diện tính quốc tế của hợp đồng thương mại như sau: Yếu tố liên quan đến quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở của các chủ thể liên quan đến nơi xác lập hợp đồng, nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
Như vậy với việc nhận định được như thế nào là hợp đồng thương mại quốc tế chúng ta có thể suy ra ngay những tranh chấp trong quá trình giao kết, thực hiện loại hợp đồng này chính là những tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế
Đối với các tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế muốn xác định được chủ thể có thẩm quyền giải quyết sẽ phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
Thứ nhất, thỏa thuận giữa hai bên khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng về cơ quan có thẩm quyền tài phán trường hợp tranh chấp xảy ra.
Thứ hai, nếu hai bên không thỏa thuận được cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì điều ước quốc tế về thương mại hàng hóa dịch vụ giữa hai quốc gia (điều ước song phương) hoặc có sự tham gia của một trong hai quốc gia hoặc cả hai quốc gia (điều ước đa phương) sẽ quyết định chủ thể có thẩm quyền tài phán trong trường hợp này
Thứ ba, đối với tài sản tranh chấp là bất động sản thì thẩm quyền tài phán sẽ là cơ quan nơi có tài sản hiện hữu.
Như vậy muốn xác định được thủ tục, quy trình khởi kiện tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế cần xác định chính xác chủ thể có thẩm quyền tài phán từ đó căn cứ vào luật quốc gia hay quy chế làm việc của cơ quan tài phán nếu nó là tổ chức trọng tài hay hòa giải viên quốc tế mới có thể kết luận được.
Trong phạm vi bài viết này Luật sư DFC xin giới thiệu thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế của cơ quan tài phán Việt Nam để bạn đọc tham khảo.
Theo quy định Luật thương mại 2005 hai cơ quan có thẩm thẩm quyền tài phán đối với tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài là Tòa án và Trọng tài:
Bước 1: Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế theo vụ việc: căn cứ theo điểm khoản Điều 30 BLTTDS 2015 thì đối với tranh chấp liên quan đến kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án.
Xác định thẩm quyền theo cấp của tòa án: những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Những tranh chấp về kinh doanh thương mại còn lại sẽ do Tòa án cấp tỉnh xét xử.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
+ Đơn khởi kiện: Theo Điều 186 BLTTDS 2015, người khởi kiện tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nội dung đơn khởi kiện tuân thủ các yêu cầu theo luật định.
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
+ Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Bước 3: Tòa án thụ lý và giải quyết
- Theo Điều 191 BLTTDS 2015, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán chỉ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án.
- Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
Trường hợp tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
Bước 2: Nộp bản tự bảo vệ
Theo quy định Điều 35, Luật TTTM 2010, đối với vụ tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng tài viên.
Bước 3: Thành lập hội đồng trọng tài
Thành phần Hội đồng trọng tài (Theo Điều 39 Luật TTTM 2010). Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.
Bước 4: Hòa giải
Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Bước 5: Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp
Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC liên quan đến vấn đề tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế. Nếu bạn đọc còn băn khoăn hay thắc mắc liên quan đến vấn đề này vui lòng liên hệ về tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 của chúng tôi để được các chuyên viên pháp lý giải đáp một cách trực tiếp.
Bài viết cùng chủ đề:
+ Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Soạn thảo hợp đồng như thế nào?
+ Tranh chấp nghĩa vụ giao hàng không đúng chủng loại, nguồn gốc xuất xứ
+ Tranh chấp chất lượng, giá trị hàng hóa nghiệm thu theo hợp đồng