Cùng với các chế tài khác của pháp luật thương mại liên quan đến hợp đồng thương mại như tạm ngưng việc thực hiện hợp đồng, buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm… thì hủy bỏ hợp đồng thương mại cũng là một trong những chế tài theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 và các văn bản hướng dẫn hiện hành có liên quan.
Vậy hủy bỏ hợp đồng thương mại là gì? Điều kiện hủy bỏ như thế nào? Một số ví dụ về hủy bỏ hợp đồng thương mại? Sau đây, Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Tổng đài 1900.6512 sẽ gửi đến bạn bài viết phân tích sau để làm rõ vấn đề như sau:
Hủy bỏ hợp đồng thương mại là gì? Điều kiện hủy như thế nào?
Trước hết, hợp đồng thương mại trước hết là một dạng hợp đồng thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhằm mục đích sinh lời bao gồm những hoạt động như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại mang tính sinh lời khác.
Hủy bỏ hợp đồng thương mại là một chế tài mang tính “mạnh tay” mà đối tượng áp dụng dụng chính là các bên có nghĩa vụ trong hợp đồng khi xảy ra những căn cứ, điều kiện phát sinh theo quy định của pháp luật. Hủy bỏ hợp đồng thương mại chủ yếu được phân chia thành: hủy bỏ một phần (hủy bỏ một phần nghĩa vụ trong hợp đồng, những điều khoản khác vẫn còn hiệu lực pháp luật) hoặc hủy bỏ toàn bộ hợp đồng thương mại (toàn bộ hợp đồng bị hủy bỏ, không có nghĩa vụ nào còn hiệu lực pháp luật).
Tiếp đó, điều kiện hủy bỏ hợp đồng thương mại tuân theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, cụ thể tại Điều 312 thì chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong trường hợp sau:
* Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thương mại: đây là điều kiện mang tính thỏa thuận của các bên trong hợp đồng thương mại, theo đó các bên trong hợp đồng cho rằng một hoặc một số điều khoản nào đó là điều khoản được xác định quan trọng mà khi vi phạm sẽ gây ảnh hưởng lớn tới bên còn lại.
Chẳng hạn, doanh nghiệp X ký hợp đồng mua nông sản với cá nhân ông Y. Trong hợp đồng thỏa thuận rằng nếu Điều 3 (Điều 3. Phương thức thanh toán) bị vi phạm về thời hạn thanh toán – tức bên doanh nghiệp X quá hạn mà không hoàn thành nghĩa vụ và ông Y coi đó là sự vi phạm của doanh nghiệp X (nếu cả hai bên thỏa thuận coi đây là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng) thì ông Y có quyền hủy bỏ hợp đồng.
* Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng: đây là một điều kiện để tiến hành hủy bỏ hợp đồng mới theo quy định của Luật Thương mại 2005, theo đó để cấu thành một vi phạm cơ bản thì có nghĩa một bên không thực hiện một nghĩa vụ khiến mục đích của bên kia không đạt được khi tiến hành giao kết hợp đồng. Các yếu tố ảnh hưởng đến vi phạm cơ bản của hợp đồng đó là thiệt hại xảy ra, nguyên nhân của thiệt hại, mục đích khi giao kết hợp đồng và mối quan hệ giữa nguyên nhân với thiệt hại xảy ra.
Ví dụ về hủy bỏ hợp đồng thương mại, chẳng hạn: bên A ký kết hợp đồng mua 50 tấn thép của bên B. Tuy nhiên, đến thời điểm giao hàng mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng thì bên B thực tế không có 50 tấn thép để giao cho bên A. Đây có thể được coi là một vi phạm cơ bản của bên B đối với bên A, bên A có thể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng với bên B.
Cuối cùng, một số trường hợp sau đây không được coi là điều kiện hủy bỏ hợp đồng và không áp dụng chế tài này, đó là:
- Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu một vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng không cấu thành vi phạm cơ bản – tức vi phạm không cơ bản thì các bên không được áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng (Điều 293, Luật Thương mại 2005);
- Thuộc một trong những trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 294, Luật Thương mại 2005.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật DFC về nội dung hủy bỏ hợp đồng thương mại. Nếu Quý Khách có nhu cầu sử dụng bất kỳ dịch vụ hoặc thắc mắc pháp luật có liên quan, vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6512 để nhận được nội dung tư vấn và đáp ứng một cách chính xác, đầy đủ nhất. Trân trọng!
Bài viết cùng chủ đề:
Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại - Giống và khác nhau như thế nào?
Vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa và mức phạt
LS. Lê Minh Công