Nên mua nhà trước khi cưới hay sau khi cưới?

Luật Sư: Lê Minh Công

16:28 - 30/06/2021

Đối với nhiều người, chuyện mua bán nhà là chuyện hệ trọng cả đời. Biết rằng hôn nhân là trên tinh thần tự nguyện, đến với nhau hoàn toàn bằng tình cảm, không nên dựa trên sự tính toán, tuy nhiên vẫn còn nhiều người khá mơ hồ chuyện thực hiện mua nhà vào thời điểm trước cưới, sau cưới sẽ chịu ảnh hưởng đến khối tài sản riêng, tài sản chung của 2 bên vợ chồng như thế nào. Luật sư DFC sẽ tiến hành đưa ra phân tích một số vấn đề các bạn thường xuyên đưa ra thắc mắc? Hãy liên hệ với chúng tôi qua đầu số 19006512 để được trao đổi cụ thể.

Xem thêm: Thế nào là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng?

Nên mua nhà trước khi cưới hay sau khi cưới?
Nên mua nhà trước khi cưới hay sau khi cưới? - Luật sư DFC

1. Nhà mua trước hôn nhân sẽ là tài sản riêng?

Thực tế, quan hệ về sở hữu chung không chỉ thực hiện việc xác lập dựa trên các mối quan hệ hôn nhân. Điều 207, 208 và 209 Bộ luật dân sự 2015 có đưa ra các quy định về một số trường hợp cụ thể về tài sản sẽ được xác định là có phần “sở hữu chung”.

Cụ thể như sau:

- Sở hữu chung theo phần là hình thức sở hữu chung mà trong đó phần đối với quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được thực hiện xác định đối với các tài sản chung.

=> Là việc thực hiện sở hữu chung trong đó mỗi người sở hữu đối với một phần nhất định (chẳng hạn 2 người thực hiện mua chung một mảnh đất rõ ràng, trên sổ đỏ sẽ có ghi cụ thể đối với phần đất của người A có diện tích cụ thể là bao nhiêu, tương tự như đối với người B

- Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu chung mà trong đó, phần đối với quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được thực hiện xác định đối với khối tài sản chung, bao gồm việc sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và không thể tiến hành phân chia.

=> Là sở hữu chung được xác lập vào trong thời kỳ hôn nhân, không ai có thể phân biệt được rõ mình đóng góp khoảng bao nhiêu vào tài sản chung, chỉ có thể là thực hiện chia đôi.

Như vậy, trong trường hợp hai người tuy không thực hiện việc kết hôn nhưng vẫn cùng thực hiện việc đứng tên chung để mua nhà, đây vẫn được coi như là khối tài sản chung (mặc dù phần riêng của mỗi người trong khối tài sản này đều đã được tiến hành xác định).

Xem thêm: Quy định về chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản chung của vợ chồng?

2. Nên mua nhà trước hay sau khi cưới?

Như đã phân tích, thực hiện việc mua nhà trước hay sau khi cưới không hoàn toàn làm ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định đó là khối tài sản chung hay tài sản riêng. Nếu bạn đã có suy nghĩ muốn thực hiện đảm bảo ngôi nhà là tài sản của riêng cho mình, cần phải lưu ý những công việc việc sau:

- Mua nhà trước thời kỳ hôn nhân, đứng tên trong sổ một mình;

- Không có các thỏa thuận về chế độ liên quan đến tài sản với vợ;

- Không có các thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung (theo quy định tại Điều 46 Luật HN&GĐ)

Ngoài ra, trong thời kỳ còn đang hôn nhân, nếu bạn dùng toàn bộ các tài sản riêng của mình để mua nhà, đây cũng được xem là khối tài sản riêng của cá nhân (Khoản 3 Điều 43 Luật HN&GĐ)

Như vậy, việc tiến hành mua nhà trước hay sau hôn nhân tuy có bị ảnh hưởng đến việc xác lập ngôi nhà là khối tài sản chung hay riêng, tuy nhiên không phải cứ tiến hành mua nhà trước hôn nhân thì đó là khối tài sản riêng và cứ thực hiện việc mua nhà trong thời kỳ hôn nhân thì đó là khối tài sản chung! Mời bạn đọc liên hệ với chúng tôi qua hotline 19006512 để được tư vấn pháp luật hoàn toàn miễn phí.

LS. Lê Minh Công

Câu hỏi liên quan:

1. Tôi có một căn nhà được bố mẹ tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân. Căn nhà có hợp đồng tặng cho và tôi đã làm sổ đỏ đứng tên mình. Nay tôi muốn bán căn nhà này nhưng chồng không cho tôi bán. Luật sư cho hỏi tôi có bán căn nhà này được không, giúp tôi Tư vấn khi bán tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân

2. Tôi có một mảnh đất và một căn nhà trên đất được ba mẹ cho, hiện tôi đã đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Bây giờ tôi muốn kết hôn, luật sư cho tôi hỏi nếu sau này vợ chồng tôi có xung đột về tài sản hoặc phân chia thì mảnh đất và căn nhà của tôi có phải chia không? Bây giờ tôi muốn làm văn bản thỏa thuận tài sản riêng thì phải làm ở đâu và gồm những điều kiện gì? Xin cảm ơn Luật sư.

3. Tôi có một căn nhà được mẹ cho và đã sang tên và đứng tên mình tôi, nhưng tôi không ở mà cho thuê. Tôi đang thắc mắc tiền thuê nhà tôi thu được hàng tháng là tài sản chung hay tài sản riêng. Luật sư tư vấn giúp tôi Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là tài sản chung hay riêng? Ngoài tiền cho thuê nhà tôi vẫn đi làm và có lương hàng tháng để lo cho gia đình.

4. Vợ chồng tôi kết hôn năm 2016 và đến năm 2018 thì hai vợ chồng quyết định mua đất và xây nhà. Tuy nhiên, số tiền được sử dụng vào mục đích trên hoàn toàn là tiền của bố mẹ chồng tôi cho toàn bộ, hai vợ chồng tôi không có đóng góp gì thêm. Hiện tại, chồng tôi muốn sở hữu riêng tài sản là mảnh đất này? Vậy luật sư tư vấn giúp tôi thủ tục chuyển tài sản chung thành tài sản riêng như thế nào?

5. Vợ chồng tôi có một căn nhà là tài sản riêng được chồng tôi mua khi đã kết hôn. Hiện nay, căn nhà này là tài sản duy nhất của chúng tôi nhưng chồng tôi muốn bán để lo việc riêng cho gia đình. Vậy, tôi có thể hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của chồng tôi để chồng tôi giữ lại căn nhà nói trên hay không?

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.