Thế nào là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng?

Luật Sư: Lê Minh Công

09:57 - 30/06/2021

Hôn nhân gia đình là mối quan hệ xã hội quan trọng nhất trong cuộc sống. Do đó, trong vấn đề hôn nhân gia đình nói chung và vấn đề tài sản trong gia đình nói riêng, người Việt thường đề cao lợi ích của gia đình hơn lợi ích của mỗi cá nhân. Với phạm vi bài viết dưới đây, công ty Luật DFC xin gửi tới bạn đọc phần giải đáp câu hỏi Thế nào là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng?

Xem thêm: Tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh được không?

 Thế nào là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng?
Thế nào là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng?

Câu hỏi: Xin hỏi luật sư sau khi kết hôn tôi có hợp nhất phần tài sản chung của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Vậy xin hỏi đây có được coi là tài sản chung hợp nhất của vợ chồng.

1. Sở hữu chung hợp nhất là gì?

Sở hữu chung hợp nhất là hình thức sở hữu của hai hay nhiều chủ thể đối với một khối tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. 

Tính chất đặc thù của sở hữu chung hợp nhất được quy định tại khoản 1 Điều 210 BLDS: “Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.”

2. Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng là gì?

Thông thường quyền sở hữu chung hợp nhất chỉ phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Điều 213 BLDS xác định Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia... Đó là khối tài sản do vợ chồng làm ra trong thời kỳ hôn nhân bằng công sức của mỗi người hoặc do được tặng cho chung, thừa kế chung.

Tài sản chung của vợ chồng được dùng vào việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh của cả gia đình. Vợ chồng đều có quyền ngang nhau đối với khối tài sản chung. Vợ chồng cùng bàn bạc, thỏa thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Khi một trong hai người thực hiện giao dịch mà tài sản có giá trị lớn phải được sự đồng ý của bên kia.

Như vậy, khi hôn nhân còn tồn tại, không thể xác định được phần tài sản cụ thể của vợ, chồng trong khối tài sản chung. Họ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất. Ngoài tài sản chung của vợ chồng, nếu gia đình đã có con trưởng thành, có thu nhập theo nghề nghiệp, được tặng cho hoặc được thừa kế và có đóng góp công sức, tiền vào việc duy trì, phát triển khối tài sản chung của gia đình, thì họ cũng có quyền sở hữu đối với khối tài sản chung của gia đình.

Phần tài sản cụ thể của mối người chỉ được xác định rõ ràng khi có một trong số họ chết mà những người thừa kế yêu cầu chia tài sản của người chết, nếu tài sản này thuộc sở hữu chung của bố mẹ và các con; phần cụ thể của mỗi người còn được xác định nếu có lý do chính đáng và họ thoả thuận phân chia, hoặc tài sản được phân chia theo quyết định của Toà án khi ly hôn. Nếu vợ chồng ly hôn, về nguyên tắc tài sản sẽ được chia đôi, nhưng có xem xét đến công sức đóng góp vào việc duy trì và phát triển khối tài sản chung; có ưu tiên cho những người phải nuôi và chăm sóc con còn nhỏ.

Như vậy, trong sở hữu chung hợp nhất các chủ sở hữu chung có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung ngang nhau, nếu không có thỏa thuận khác. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

Trên đây là phần giải đáp của công ty luật DFC cho nội dung câu hỏi về Tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. Qua nội dung trên bạn đọc còn có chưa rõ hoặc còn thắc mắc nào khác có thể gọi đến Tổng đài 19006512 để được Luật sư tư vấn miễn phí.

Trân trọng !

LS. Lê Minh Công

Bài viết liên quan:

Quy định về chiếm hữu sử dụng định đoạt tài sản chung của vợ chồng?

Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là tài sản chung hay riêng?

Tổng hợp tất cả các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.