Tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh được không?

Luật Sư: Lê Minh Công

12:06 - 16/06/2021

Về vấn đề tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh, bạn đọc có gửi tới Luật sư DFC một câu hỏi với nội dung như sau:

"Tôi mới chồng kết hôn năm 2014. Hai vợ chồng có khối tài sản chung khoảng 2 tỷ đồng. Nay tôi muốn mở một nhà hàng để kinh doanh. Tôi muốn hỏi luật sư là Tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh được khôngMong luật sư tư vấn giải đáp thắc mắc hộ tôi"


Tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh được không?
Tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh được không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật sư DFC chúng tôi để xin tư vấn, đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý:
- Luật hôn nhân gia đình 2014 và các văn bản hướng dẫn
Nội dung tư vấn:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

- Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Vậy chị cần phải xác định tài sản chung của vợ chồng hầu như mọi tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh được quy định cụ thể như sau:
Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
Theo tôi bạn và chồng buộc phải lập văn bản thể hiện nội dung thỏa thuận đưa một phần hoặc toàn bộ khối tài sản chung vào việc kinh doanh của người chồng. Nội dung thỏa thuận cần thể hiện chi tiết đối tượng của hợp đồng gồm loại tài sản, số lượng tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Nếu hai vợ chồng có thỏa thuận cho 1 bên (vợ hoặc chồng) kinh doanh tài sản chung này thì người này có quyền đưa tự mình giao dịch mà không cần sự đồng ý của bên kia. Nguồn thu lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh sẽ tính là tài sản chung, cả hai vợ chồng đều có quyền định đoạt, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Việc xác định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng khi đưa tài sản chung vào kinh doanh nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của 2 bên cũng như người thứ 3 tham gia cùng các giao dịch của vợ chồng.

>> Mẫu văn bản thỏa thuận của vợ chồng về việc tài sản chung được đưa vào kinh doanh:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


                                        
...ngày...tháng….năm….


VĂN BẢN THỎA THUẬN CỦA VỢ CHỒNG
VỀ VIỆC TÀI SẢN CHUNG ĐƯỢC ĐƯA VÀO KINH DOANH

 


Tại……………………………...vào lúc…………………………………..,chúng tôi gồm có:

Ông……………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày ……………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số……...……………...cấp ngày…………...tai………………
Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………………………
Bà……………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày ……………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số……...……………...cấp ngày…………...tai………………
Hộ khẩu thường trú………………………………………………………………………………
Là vợ chồng theo giấy đăng ký kết hôn số do uỷ ban nhân dân…….cấp….
Nay vì lý do Ông/Bà…………………..muốn góp vốn vào công ty…………………
Chúng tôi thoả thuận đem tài sản chung là …...để góp vốn vào công ty do ông/bà…….sẽ là người thực hiện việc kinh doanh đối mới tài sản chung này
Chúng tôi cam kết việc đưa tài sản chung như trên vào kinh doanh được thực hiện dựa trên tinh thần, ý trí tự nguyện, bình đẳng của vợ chồng và theo đúng quy định của pháp luật.Nếu có bất kỳ vấn đề gì xảy ra chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật


CHỮ KÝ CỦA VỢ                                                                                  CHỮ KÝ CỦA CHỒNG

 

 

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                                               (Ký và ghi rõ họ tên)

 

Trên đây, là toàn bộ nội dung tư vấn của tôi liên quan đến vấn đề Tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh được không? của chị. Nếu qua bài viết, anh chị còn bất kỳ băn khoăn nào khác về vấn đề này vui lòng liên hệ , trừ về tổng đài 19006512 để được tư vấn và giải đáp tốt nhất.

Câu hỏi có liên quan:
1. Đưa tài sản chung của vợ chồng vào kinh doanh có được chia khi ly hôn không?
Nếu sau này hai bạn ly hôn, việc chia khối tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận.Nếu không thỏa thuận được, tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 64 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

2Các quyền về tài sản chung của vợ chồng
Điều 35 quy định về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung:

“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”
3. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng là gì
Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

  • Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
  • Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
  • Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
  • Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Bài viết liên quan:

Lập văn bản thỏa thuận tài sản chung trước và trong hôn nhân

Tư vấn mẫu cam kết tài sản riêng của vợ chồng

Tài sản chung có thể được chi trả cho khoản nợ riêng của vợ hoặc chồng không?

 

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.