Pháp luật quy định về một người cấp dưỡng cho nhiều người?

Luật Sư: Lê Minh Công

10:22 - 23/07/2021

Hỏi: Tôi và chồng chuẩn bị ly hôn có một số thắc mắc liên quan đến vấn đề cấp dưỡng. Luật sư cho hỏi Pháp luật quy định về một người cấp dưỡng cho nhiều người? Mong luật sư tư vấn giải đáp thắc mắc hộ tôi

Xem thêm: Thế nào là cấp dưỡng - nuôi dưỡng?

Pháp luật quy định về một người cấp dưỡng cho nhiều người?
Pháp luật quy định về một người cấp dưỡng cho nhiều người?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật sư DFC chúng tôi để xin tư vấn, đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý:
- Luật hôn nhân gia đình 2014 và các văn bản hướng dẫn

Nội dung tư vấn:
Cấp dưỡng là việc một người theo quy định của pháp luật có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình và có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc là người đã thành niên (đủ 18 tuổi) mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, là người gặp khó khăn, túng thiếu.

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng hiện nay được quy định:

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của luật hôn nhân và gia đình 2014
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể chuyển giao và thay thế. Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Quan hệ cấp dưỡng không chỉ là quan hệ nhân thân mà còn mang tính tài sản, song không mang tính đền bù ngang giá. Các nghĩa vụ về cấp dưỡng là cơ sở pháp lý nhằm gắn kết các thành viên trong gia đình hay trong một cộng đồng trách nhiệm. Trên tất cả, việc quy định về cấp dưỡng giúp các thành viên thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội.

2. Pháp luật quy định về một người cấp dưỡng cho nhiều người như sau:

Trong trường hợp một người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhiều người thì người cấp dưỡng và những người được cấp dưỡng thỏa thuận với nhau về phương thức và mức cấp dưỡng phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của những người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Mức cấp dưỡng ưu tiên do các bên tự thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

 Trên đây, là toàn bộ nội dung tư vấn của tôi liên quan đến vấn đề Pháp luật quy định về một người cấp dưỡng cho nhiều người? của chị. Nếu qua bài viết, anh chị còn bất kỳ băn khoăn nào khác về vấn đề này vui lòng liên hệ , trừ về tổng đài 19006262 để được tư vấn và giải đáp tốt nhất.

Các câu hỏi có liên quan:

1. Về phương thức cấp dưỡng:

Theo quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn:

Theo điều 115 luật hôn nhân gia đình 2014: Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

3. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

Theo điều 118 nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.

Bài viết liên quan: 

Thời gian cấp dưỡng nuôi con tính từ thời điểm nào?

Tôi muốn thay đổi yêu cầu về mức dưỡng nuôi con được không?

Tư vấn việc không cấp dưỡng sau khi ly hôn

Vợ chồng có nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau không?

Tư vấn cấp dưỡng nuôi con đến bao nhiêu tuổi?

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.