Cấp dưỡng sau ly hôn là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Việc cấp dưỡng là quyền và đồng thời cũng là nghĩa vụ của người được yêu cầu, thế nhưng trên thực tế xảy ra không ít trường hợp người vợ, chồng không thực hiện cấp dưỡng sau ly hôn như đã thỏa thuận hoặc bản án, quyết định của tòa án giải quyết vụ việc ly hôn.
Gần đây Công ty luật DFC nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc xoay quanh các vấn đề về việc không thực hiện cấp dưỡng sau ly hôn, với bài viết dưới đây Luật DFC sẽ giải đáp cho bạn đọc những thắc mắc trên.
Xem thêm: Tổng hợp tất cả các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
Tư vấn việc không cấp dưỡng sau khi ly hôn
Câu hỏi của chị Nguyễn Thanh H có địa chỉ tại Hà Đông – Tp.Hà Nội
“Chào Luật sư, tôi tên Nguyễn Thanh H, tôi muốn nhờ Luật DFC giải đáp giúp câu hỏi như sau:
Tôi và anh Trần Văn T ly hôn năm 2020,chúng tôi có hai con chung, bé lớn 6 tuổi và bé nhỏ 3 tuổi. Khi ly hôn tòa án phán quyết cho tôi nuôi cả hai con và anh T có nghĩa vụ cấp dưỡng 6.000.000 VNĐ/tháng. Thế nhưng từ khi ly hôn cho đến nay tôi chưa nhận được một đồng nào tiền cấp dưỡng nuôi con từ anh T. Tôi một mình nuôi con rất vất vả, anh T có công việc ổn định, thu nhập trên 20.000.000 VNĐ/ tháng. Vậy tôi có cách nào đòi tiền cấp dưỡng cho các con tôi không?”
Trả lời : Trước tiên cảm ơn chị Nguyễn Thanh H đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật DFC, với câu hỏi của chị, Luật DFC có phần giải đáp như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”. Như vậy, sau khi ly hôn nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con sẽ phát sinh khi cha, mẹ là người không trực tiếp nuôi con.
Sau khi có quyết định của Tòa án về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì người chồng phải thực hiện việc cấp dưỡng của mình cho con theo số tiền mà Tòa án đã quy định dựa trên nhu cầu sinh hoạt của các con và thu nhập thực tế của người này.
Như vậy, căn cứ vào thông tin chị cung cấp, nhận thấy chị và anh Nguyễn Văn T có quan hệ hôn nhân hợp pháp, có các con chung đều dưới 18 tuổi như vậy là phù hợp với quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của pháp luật.
Trong trường hợp anh Trần Văn T cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình thì chị hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án buộc anh T thực hiện theo quy định tại điều 119 Luật hôn nhân gia đình 2014, cụ thể: “Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”
Về thẩm quyền giải quyết yêu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, chị H nộp đơn tại cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện, nơi có tòa án ra phán quyết về việc cấp dưỡng để yêu cầu thi hành bản án dân sự có nội dung về việc cấp dưỡng. Nộp đơn yêu cầu thi hành án kèm theo bản án, quyết định được yêu cầu, giấy khai sinh của con, sổ hộ khẩu và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Câu hỏi của anh Trần V.A có địa chỉ tại Hà Nam
Câu hỏi: Tôi và vợ đăng ký kết hôn năm 2019, đến nay do quá khác biệt về quan điểm sống cũng như công việc và bối cảnh gia đình nên chúng tôi đã ly thân được 1 năm. Tôi chuẩn bị ly hôn thì phát hiện vợ tôi đang có bầu 5 tháng, nhưng trong thời gian ly thân chúng tôi không phát sinh quan hệ tình cảm nên có thể khẳng định không phải con của tôi. Vậy nếu ly hôn tôi có bị yêu cầu cấp dưỡng không?
“ Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan."
Như vậy nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ của cha mẹ, trường hợp anh chứng minh được con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc trong vòng 300 ngày sau ly hôn mà anh có căn cứ chứng minh rằng con sinh ra không phải con chung, không có chung huyết thống. Như vậy không phát sinh cha con thì đương nhiên không phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Để chứng minh không có quan hệ huyết thống trong trường hợp của anh thì anh có thể yêu cầu Tòa án tuyên không công nhận quan hệ cha con, từ đó sẽ không phát sinh các quan hệ về cấp dưỡng, thừa kế....
Trên đây là phần giải đáp của công ty Luật DFC về câu hỏi không thực hiện thủ tục cấp dưỡng sau ly hôn, với nội dung trên bạn đọc còn có vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Miễn phí 19006512 để được hỗ trợ.
LS. Lê Minh Công
Những câu hỏi liên quan:
5. Tư vấn hướng dẫn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con
7. Ai có quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn