Tài sản riêng của vợ chồng được sử dụng và định đoạt như thế nào trong thời kỳ hôn nhân. Phân tích và đánh giá các trường hợp bị hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng vợ chồng để làm rõ nội dung này.
Xem thêm: Làm thế nào để nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng?
Các trường hợp bị hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng vợ chồng
Thưa Luật sư DFC. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn giúp tôi nội dung sau: Vợ chồng tôi có một căn nhà là tài sản riêng được chồng tôi mua khi đã kết hôn. Hiện nay, căn nhà này là tài sản duy nhất của chúng tôi nhưng chồng tôi muốn bán để lo việc riêng cho gia đình. Vậy, tôi có thể hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của chồng tôi để chồng tôi giữ lại căn nhà nói trên hay không?
Luật sư tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn của Công ty Luật DFC. Với nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý:
“Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên.”
Như vậy, khi cuộc sống gia đình gặp phải các tình huống khó khăn thực sự về kinh tế không thể đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu như ăn, ở, sinh hoạt,…. Thì bên còn lại nếu có tài sản riêng có nghĩa vụ đóng theo khả năng kinh tế của mình để đảm bảo được cuộc sống chung của cả gia đình.
Trong trường hợp vợ chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của vợ, chồng.
Theo đó, quyền định đoạt tài sản riêng của vợ hoặc chồng sẽ không cần hỏi ý kiến, được sự đồng ý của bên còn lại về tài sản của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo được nhu cầu tối thiểu cuộc sống gia đình, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc giữa các thành viên với nhau nhằm ổn định đời sống xã hội thì pháp luật hạn chế quyền định đoạt nhất định về tài sản riêng đó.
Xem thêm: Luật sư tư vấn phân chia tài sản riêng và chung khi ly hôn
Quyền lưu cư của vợ chồng khi ly hôn quy định như sau: “Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó, trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.”
Quyền sở hữu nhà ở là tài sản riêng của vợ hoặc chồng sau khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó và họ có quyền quyết định toàn bộ đối với tài sản riêng của mình. Nhưng khi ly hôn, nếu bên còn lại chưa có chỗ ở ổn tại thời điểm ly hôn xong thì một trong hai bên còn lại tạo điều kiện cho đối phương được lưu cư thêm tối thiểu 06 tháng kể từ ngày hôn nhân chấm dứt bằng quyết định/bản án có hiệu lực của Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Như vậy, trường hợp căn nhà anh chị đang sống nói trên là căn nhà duy nhất để anh chị và con ăn ở, sinh hoạt hoặc đó là nguồn sống duy nhất để đáp ứng tất cả nhu cầu tối thiểu cho gia đình chị thì việc định đoạt căn nhà là tài sản riêng cần phải hỏi ý kiến của chị.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Công ty Luật DFC về nội dung Các trường hợp hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ chồng của bạn. Nếu có bất kỳ khó khăn, vướng mắc cần giải đáp, bạn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan: Mẫu văn bản thỏa thuận tài sản riêng trước và trong giai đoạn hôn nhân
L.S Lê Minh Công