Con nuôi có được cấp dưỡng không? Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nuôi?

Luật Sư: Lê Minh Công

16:32 - 19/06/2021

Nội dung con nuôi có được cấp dưỡng không? Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nuôi như thế nào? đang là chủ đề được khá nhiều bạn quan tâm. Và dưới đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC

Xem thêm: Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có bị đi tù không?

con nuôi có được cấp dưỡng không? Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nuôi như thế nào?
Con nuôi có được cấp dưỡng không? Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nuôi như thế nào?

Trước khi tìm hiểu kỹ vào vấn đề cấp dưỡng đối với con nuôi cần xác định rõ những khái niệm cần thiết.

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.

Như vậy, việc cấp dưỡng đối với con nuôi là việc cha mẹ nuôi khi không sống chung với con nuôi nữa nhưng có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con nuôi. Với điều kiện là con nuôi này là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu. 

Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật 

Theo quy định tại Điều 78 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định:

Cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi có quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ, con được quy định trong Luật này kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi được xác lập theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền, nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi chấm dứt kể từ ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Quyền, nghĩa vụ của cha đẻ, mẹ đẻ và con đã làm con nuôi của người khác được thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi.

Quyền, nghĩa vụ giữa cha đẻ, mẹ đẻ và con đẻ được khôi phục kể từ thời điểm quan hệ nuôi con nuôi chấm dứt. Trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ không còn hoặc không có đủ điều kiện để nuôi con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì Tòa án giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi và chỉ định người giám hộ cho con theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như vậy, trong trường hợp cha mẹ nuôi không cấp dưỡng cho con nuôi thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 54, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, trường hợp Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. 

Không những thế, trường hợp này còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 186 Bộ Luật Hình sự 2015:

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

2. Có phải cấp dưỡng cho con nuôi không?

Hỏi: Tôi và chồng kết hôn đã được 5 năm nhưng tôi không có khả năng sinh con. Vì thế vào năm 2018, chúng tôi đã xin một bé gái về nuôi. Năm nay bé được hơn 2 tuổi. Thời gian gần đây chồng tôi có mối quan hệ bên ngoài với người khác, giờ người ta có bầu nên chồng tôi muốn bỏ mẹ con tôi để sống cùng người phụ nữ kia. Tôi cũng đồng ý cho anh ta ly hôn. Tuy nhiên, khi bàn đến chuyện cấp dưỡng cho con thì anh ấy nói anh ấy sẽ không cấp dưỡng cho con vì lý do dành tiền nuôi cho người con của anh ta với người phụ nữ kia. Xin hỏi Luật sư liệu chồng tôi làm như vậy có được hay không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư DFC. Về vấn đề của bạn, Luật sư DFC xin tư vấn như sau:

Hai bạn hiện nay đã thống nhất việc ly hôn. Vì vậy hai bên sẽ thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn. Khi thuận tình ly hôn, hai bên cần thỏa thuận được các vấn đề sau đây: Quan hệ hôn nhân, con chung ai nuôi, ai cấp dưỡng, tài sản chung chia như thế nào, có nợ chung hay không?

Vì vậy, khi hai bên chưa thỏa thuận được về vấn đề nuôi con và cấp dưỡng thì không thể thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn. 

Con của hai bạn hiện nay hơn 2 tuổi, theo quy định thì con dưới 36 tháng sẽ do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng nếu mẹ đủ điều kiện. Khi bạn trực tiếp nuôi dưỡng thì chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy chỉ là con nuôi nhưng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con nuôi cũng như với con ruột. Vì thế chồng bạn có quyền và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn, trừ trường hợp hai bạn có thỏa thuận khác. Như vậy, việc chồng bạn không muốn cấp dưỡng mà không được sự đồng ý của bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật. Hành vi này có thể sẽ bị xử phạt hành chính như đã trình bày ở trên. 

Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về vấn đề nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nuôi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, các bạn có thể gọi về tổng đài 1900 6512 để được tư vấn miễn phí.

L.S Lê Minh Công

Bài viết liên quan:

Con nuôi có được cấp dưỡng không? Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nuôi?

Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử lý như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.