Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có bị đi tù không?

Luật Sư: Lê Minh Công

16:32 - 01/06/2021

Quan hệ pháp lý vợ chồng chấm dứt bằng bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa án thì mối quan hệ giữa hai người vẫn có thể xảy ra trên một số phương diện về vấn đề con chung hoặc công nợ tài sản chung. Vậy trường hợp vợ (chồng) có quyền nuôi con chung và bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung mà không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có bị đi tù không?

Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có bị đi tù không?Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có bị đi tù không?

Nội dung tình huống: Chị Phùng T. H. (34 tuổi) có gửi đến Tổng đài 19006512  một câu hỏi thắc mắc như sau: “Theo Bản án ly hôn ngày 08/01/2021 về ly hôn, nuôi con khi ly hôn của TAND huyện V, tỉnh Q đã quyết định giao cháu Đặng Hoàng T. sinh ngày 07 tháng 5 năm 2012 cho tôi – chị Phùng T. H. (mẹ của cháu) trực tiếp nuôi dưỡng. Anh Đặng Mô X (bố của cháu) thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng 2tr/tháng cho cháu đến khi cháu đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật đến nay, dù tôi đã làm đơn yêu cầu thi hành án ra Chi cục Thi hành án huyện V và đã có quyết định thi hành nhưng anh X không thực hiện nghĩa vụ này như bản án đã tuyên. Vậy tôi xin được hỏi Luật sư, nếu anh X cố tình việc không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có bị đi tù không? Tôi xin cảm ơn.”

Giải đáp tình huống: Chúng tôi – Đội ngũ Luật sư của Công ty Luật DFC thông qua Tổng đài 1900.6512 xin cảm ơn sự tin tưởng của chị khi đã gửi nội dung tư vấn. Sau đây, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của chị như sau:

***Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn bị xử phạt như thế nào?

- Thứ nhất, nghĩa vụ cấp dưỡng của anh X: căn cứ cấp dưỡng mà anh X phải thực hiện dựa vào Bản án ly hôn ngày 08/01/2021 về ly hôn, nuôi con khi ly hôn của TAND huyện V, tỉnh Q. Theo đó, anh X có nghĩa vụ cấp dưỡng 2tr/tháng với cháu T. cho đến khi cháu đủ 18 tuổi. Đây là bản án được quyền thi hành án và được thi hành ngay dù bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo Luật Thi hành án Dân sự 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014. Do đó, việc anh X không thực hiện mà chị đã làm đơn yêu cầu thi hành án là có căn cứ. 

- Thứ hai, vi phạm của anh X trong thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: như tình huống chị đã chia sẻ, do anh X không thực hiện nghĩa vụ nhưng chị đã làm đơn yêu cầu và đã có quyết đinh thi hành án của Chi cục Thi hành án huyện V nhưng anh X vẫn không thực hiện nghĩa vụ. Do đó, tùy vào mức độ và hành vi, anh X có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Xem thêm: Ai có quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

1) Về xử phạt vi phạm hành chính: tại Điều 54 của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 thì hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sẽ bị xử lý như sau:

Điều 54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật

2) Về truy cứu trách nhiệm hình sự: theo quy định ở Điều 186 về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Trên đây là nội dung giải đáp tình huống của Đội ngũ Luật sư Công ty Luật DFC về nội dung không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có bị đi tù không? Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc để được Luật sư tư vấn Pháp luật miễn phí, vui lòng liên hệ qua Tổng đài để nhận được nội dung tư vấn chính xác và đầy đủ nhất. Trân trọng!

L.S Lê Minh Công
Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.