Những quy định về quyền nuôi con khi ly hôn được pháp luật quy định như thế nào? Ai là người có quyền nuôi con khi ly hôn? Chính vì vậy mà Công ty Luật DFC hôm nay xin được tư vấn cho quý khách hàng về vấn đề quyền nuôi con sau khi ly hôn hoặc những vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình ngay sau đây.
Vấn đề ly hôn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng vấn đề cơ bản là vợ chồng không thể hòa hợp, mục đích hôn nhân đặt ra không thực hiện được. Ly hôn ảnh hưởng không chỉ đến vấn đề của hai cá nhân mà còn ảnh hưởng đến những người con chung của họ. Chính vì vậy mà ly hôn là kết quả của một cuộc hôn nhân mà người trong cuộc không ai mong muốn.
Xem thêm: Luật sư DFC chia sẻ những kinh nghiệm giành quyền nuôi con
Ai có quyền nuôi con khi ly hôn?
Quyền nuôi con ở trong trường hợp hai bên nam, nữ không đăng ký kết hôn mà có con: Theo quy định của pháp luật hiện nay thì việc nam, nữ không đăng ký kết hôn đương nhiên sẽ không phát sinh mối quan hệ vợ chồng, tuy nhiên mối quan hệ giữa cha mẹ con vẫn phát sinh các quyền và nghĩa vụ.
Như vậy, để quyết định xem ai là người nuôi con trong trường hợp không đăng ký kết hôn thì cần phải căn cứ vào các điều kiện thực tế của hai bên nam, nữ như: Điều kiện kinh tế, điều kiện để chăm sóc, dưỡng dục con, phẩm chất đạo đức của cha mẹ,...
Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
...
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
...
Như vậy, theo căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì cha hoặc mẹ sẽ được quyền nuôi con khi ly hôn trong trường hợp: Hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Tuy nhiên, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định người trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Luật sư vấn quyền nuôi con khi ly hôn
Hiện tại thực tế khi giải quyết thủ tục ly hôn thì độ tuổi về con chung có ảnh hưởng đến phán quyết của Tòa án trong giải quyết vấn đề con chung ở vụ việc ly hôn, cụ thể về luật nuôi con khi ly hôn như sau:
+ Nếu con dưới 36 tháng tuổi: Căn cứ theo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014, thì con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho người mẹ nuôi, trừ những trường hợp có thỏa thuận khác như: "Mẹ không đủ kinh tế để nuôi con, không đủ cả về vật chất lẫn tinh thần,..."
+ Nếu con trên 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Thì cha mẹ cần chứng minh điều kiện - tức là Tòa án xem xét ai có điều kiện về cả vật chất lẫn tinh thần để chăm sóc bé tốt hơn;
+ Nếu con trên 7 tuổi đến dưới 18 tuổi: Thì xem xét nguyện vọng của con muốn sống với cha hay muốn sống với mẹ;
+ Nếu con trên 18 tuổi: Vì con đã trưởng thành nên thông thường cha mẹ không yêu cầu Tòa án xem xét giải quyết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Xem thêm: Phân chia tài sản cho con dưới 18 tuổi khi ly hôn như thế nào?
Về cách giành quyền nuôi con sau ly hôn hiệu quả nhất đó chính là: Cha mẹ phải đưa ra những bằng chứng chứng minh mình có đủ các điều kiện kinh tế và tinh thần trước Tòa án để tạo cho con môi trường phát triển tốt nhất về mọi mặt như trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục…
Ngoài ra, hai vợ chồng có thể cung cấp thêm các chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để nuôi dạy con cái, chẳng hạn như thường xuyên sử dụng bạo lực, không có thu nhập và công việc ổn định..., để thể hiện là mình mới là người có đủ điều kiện để nuôi con.
Mặc dù không được trực tiếp nuôi con nhưng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người này cùng với tôn trọng tình cảm cha mẹ con cái được pháp luật bảo vệ, người không được nuôi con vẫn được quyền thăm nom con cái, không ai có quyền được cản trở.
Tuy nhiên, nếu việc thăm nom con nhằm cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, thì người có trách nhiệm nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người kia. Cụ thể, theo quy định tại Điều 85 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì trong những trường hợp sau đây sẽ bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con như sau:
Không chỉ có quyền thăm con mà người không trực tiếp nuôi nấng con cái còn có quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, san sẻ một phần gánh nặng về tiền bạc đối với người nuôi con.
Về mức cấp dưỡng vẫn sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ vào nhiều điều kiện (về thu nhập thực tế, khả năng tài chính của người cấp dưỡng, nhu cầu chi tiêu của người con).
Khi không thỏa thuận được với nhau, các bên có yêu cầu về mức cấp dưỡng cho con trong yêu cầu ly hôn, thì Tòa án mới xem xét và quyết định áp dụng mức cấp dưỡng cho các bên. Trên thực tế thì Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng trong khoảng từ 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn
Vấn đề về quyền nuôi con khi ly hôn không phải lúc nào cũng là cố định. Trong các trường hợp được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 sau đây thì: Có thể được thay đổi quyền nuôi con sau khi Tòa án đã có quyết định:
Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng quy định các cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ.
Theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: Người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
Đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn, giữa cha mẹ và con sau khi ly hôn thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng.
Khi tính chất và mức độ nghiêm trọng hơn, thì khi đã có quyết định của Tòa án yêu cầu cha hoặc mẹ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, mà người đó không thực hiện bản án mặc dù có đủ điều kiện và đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thì có thể bị phạt tối đa 5 năm tù giam theo quy định tại Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015.
Ngoài ra, nếu việc trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ khiến người con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe thì có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015.
Bài viết cùng chủ đề:
Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn đến khi con bao nhiêu tuổi?
Luật Thi hành án về cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn?
Khi nào thì cha mẹ bị tước quyền nuôi con?
Luật sư Lê Minh Công