Có thể thấy rằng, việc cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn (trợ cấp nuôi con sau ly hôn) là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Vậy quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề này như thế nào, cụ thể các vấn đề như căn cứ cấp dưỡng nuôi con, ai có quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn.
Hoặc các về đề mức phí và phương thức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn như thế nào, bài viết dưới đây xin phân tích làm rõ, mong qua đó phần nào đem lại ý nghĩa, giúp ích cho bạn đọc!
Tìm hiểu thêm:
Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Ai có quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
Căn cứ vào Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và cũng không có tài sản để tự nuôi mình nếu cha mẹ không sống chung với con (như cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, hay gọi khác là trợ cấp nuôi con sau ly hôn), hoặc sống chung với con nhưng lại vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Đồng thời, cần lưu ý rằng, nghĩa vụ cấp dưỡng này không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác, đồng thời cũng không được chuyển giao cho người khác (căn cứ khoản 1 Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình 2014)
Căn cứ theo Điều 119 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì người có quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con (cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, trợ cấp nuôi con sau ly hôn) là cha, mẹ hoặc người giám hộ của con sẽ có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng nuôi phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Ngoài ra, người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, hoặc cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ cũng có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Đồng thời, nếu trong trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con (cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn, trợ cấp uôi con sau ly hôn) có quyền đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, hoặc cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hoặc Hội liên hiệp phụ nữ để các cơ quan, tổ chức này thực hiện quyền yêu cầu cấp dưỡng nuôi con.
Như vậy, bài viết trên đây cơ bản chỉ ra và phân tích cho bạn đọc về đề cấp dưỡng nuôi con (trợ cấp nuôi con sau ly hôn), cụ thể là về căn cứ cấp dưỡng, người có quyền yêu cầu cấp dưỡng, mức và phương thức cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn (trợ cấp nuôi con khi ly hôn).
Nếu bạn đọc có bất kì vướng mắc nào liên quan đến vấn đề này nói riêng hoặc liên quan đến pháp luật hôn nhân gia đình hoặc các lĩnh vực pháp luật khác nói chung, bạn đọc vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6512 của Công ty luật DFC, đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn am hiểu pháp luật sẵn sàng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho bạn đọc. Xin trân trọng cảm ơn!