Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử lý như thế nào?

Luật Sư: Lê Minh Công

16:34 - 31/05/2021

Pháp luật hôn nhân Việt Nam quy định về nghĩa vụ và mức cấp dưỡng cho con là một trong những yếu tố quan trọng đối với con cái sau khi ly hôn. Việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có thể bị xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng nó.

trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử lý như thế nào?
Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử lý như thế nào?

Hỏi: Xin chào Luật sư DFC. Tôi và chồng kết hôn năm 2014, do mâu thuẫn, bất đồng quan điểm sống và không còn tiếng nói chung trong cuộc sống nên vợ chồng tôi quyết định ly hôn. Tôi và chồng có hai đứa chung, một bé trai 05 tuổi và một bé gái 08 tuổi. Chúng tôi thỏa thuận là tôi sẽ là người trực tiếp nuôi cả hai con và chồng tôi cấp dưỡng hàng tháng. Tuy nhiên, sau khi ly hôn, chồng tôi không cấp dưỡng cho con như thỏa thuận trong bản án. Vậy xin Luật sư tư trả lời giúp tôi: Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng là gì? Pháp luật quy định như thế nào khi vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng? Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn pháp luật của Công ty Luật DFC. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc về câu hỏi của bạn qua bài viết dưới đây như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

- Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013.

1. Điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Căn cứ theo quy định tại Điều 81 (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) quy định về điều kiện phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ như sau:

Cha mẹ sau khi ly hôn vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không tự nuôi chính bản thân mình được.

Người không trực tiếp nuôi con sẽ phải cấp dưỡng nuôi con đến khi con trưởng thành hoặc tự nuôi sống bản thân hoặc hai bên có thỏa thuận khác.

Như vậy, trong trường hợp vợ chồng bạn tự nguyện, thỏa thuận được về việc ai trực tiếp nuôi con và ai là người cấp dưỡng cho con thì Tòa án không xem xét đến việc ai có đủ điều kiện để nuôi con nữa, Tòa án xem xét và ghi nhận thỏa thuận của hai bên và quyết định công nhận thuận tình ly hôn của hai vợ chồng bạn.

2. Việc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử lý như thế nào?

Căn cứ tại Điều 82, Điều 107, Điều 110 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau:

- Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

- Trường hợp cha, mẹ ly hôn mà không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

- Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Xem thêm: Tư vấn quy định về tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Theo đó, người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như sau:

  •  Xử lí vi phạm hành chính:

Theo Điều 54 Nghị định 167/2013: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn.

  • Truy cứu trách nhiệm hình sự:

+ Theo quy định tại Điều 186 BLHS 2015, sửa đổi 2017: Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Tòa án mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

+ Theo quy định tại Điều 380 BLHS 2015, sửa đổi 2017 : Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.Ngoài ra, người trốn nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp này còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật của Công ty Luật DFC về nội dung Trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng bị xử lý như thế nào? Mọi thắc mắc xin chị vui lòng gửi về hòm thư tư vấn pháp luật hoặc gọi điện đến Tổng đài 19006512 để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời. 

Bài viết liên quan: Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu là bao nhiêu?

L.S Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.