Quy định của pháp luật về mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu là bao nhiêu? Dựa trên những quy tắc gì để có thể tính được mức cấp dưỡng? Cùng Luật Sư DFC chúng tôi tư vấn với trường hợp dưới đây.
Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu là bao nhiêu?
Hỏi: Xin chào Luật sư DFC. Tôi và chồng kết hôn năm 2015, do mâu thuẫn, bất đồng quan điểm sống và không còn tiếng nói chung trong cuộc sống nên vợ chồng tôi quyết định ly hôn. Tôi và chồng có hai đứa chung, một bé trai 3 tuổi và một bé gái 06 tuổi. Chúng tôi thỏa thuận là tôi sẽ là người trực tiếp nuôi cả hai con và chồng tôi cấp dưỡng hàng tháng. Vậy xin Luật sư tư trả lời giúp tôi: Vậy tôi có được nuôi cả hai cháu không, mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu 2020 sau khi ly hôn là bao nhiêu? Thời gian cấp dưỡng cho con của chồng tôi đến khi nào thì chấm dứt. Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn pháp luật của Luật sư DFC. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc về câu hỏi của bạn qua bài viết dưới đây như sau:
Pháp luật hôn nhân Việt Nam quy định về nghĩa vụ và mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn thay đổi theo từng thời kỳ khác nhau, tuy nhiên đều dựa trên hai nguyên tắc cơ bản: Thỏa thuận tự nguyện của hai bên vợ chồng hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án nếu hai bên không tự thỏa thuận được.
Căn cứ pháp lý:
1. Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ như sau: cha mẹ sau khi ly hôn vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không tự nuôi chính bản thân mình được... và “Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con...”.
Như vậy, trong trường hợp vợ chồng bạn tự nguyện, thỏa thuận được về việc ai trực tiếp nuôi con và ai là người cấp dưỡng cho con thì Tòa án không xem xét đến việc ai có đủ điều kiện để nuôi con nữa, Tòa án xem xét và ghi nhận thỏa thuận của hai bên và quyết định công nhận thuận tình ly hôn của hai vợ chồng bạn.
2. Về vấn đề tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
Về vấn đề tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được quy định tại Khoản 1 Điều 116 (Luật Hôn nhân và gia đình 2014): Khi xem xét đến vấn đề cấp dưỡng, Tòa án sẽ căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng trên cơ sở thỏa thuận của hai bên vợ chồng. Như vậy, trong trường hợp cụ thể của gia đình bạn, trên cơ sở tự nguyện chồng bạn sẽ đề xuất và đưa ra mức cấp dưỡng cho hai con sau khi cân đối khả năng tài chính. Phương thức cáp dưỡng có thể theo tháng, theo quý hoặc theo năm dựa trên yêu cầu của người trực tiếp nuôi dưỡng hoặc thỏa thuận.
Tuy nhiên, mức cấp dưỡng không thể vượt quá thu nhập thực tế cả chồng bạn tại thời điểm ly hôn, mức cấp dưỡng nuôi con cũng có thể thay đổi theo từng thời kỳ, việc thay đổi có thể do hai bên thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết.
Xem thêm: Có thể thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn không?
3. Về thời gian cấp dưỡng cho con
Về thời gian cấp dưỡng cho con được pháp luật quy định cụ thể: Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng đến khi con thành niên (đủ 18 tuổi), nếu con đã thành niên mà không còn khả năng lao động (tàn tật, bệnh hiểm nghèo, mất năng lực hành vi dân sự,....) không đủ điều kiện tự nuôi chính bản thân mình thì trách nhiệm cấp dưỡng là không thời hạn.
Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật của Công ty Luật DFC về nội dung Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu 2020. Mọi thắc mắc xin chị vui lòng gửi về hòm thư tư vấn pháp luật hoặc gọi điện đến Tổng đài 19006512 để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.
LS. Lê Minh Công