Cấp dưỡng sau ly hôn là nghĩa vụ của cha mẹ cung cấp tiền hoặc tải sản cho con khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động để nuôi sống bản thân mình.
Cấp dưỡng sau ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?
Hỏi: Chào luật sư, tôi mới ly hôn vợ, có một con trai 02 tuổi. Chúng tôi ai cũng muốn giành quyền nuôi con nhưng tòa nói vì con dưới 03 tuổi nên được giao cho mẹ nuôi dưỡng. Vợ tôi yêu cầu tôi cấp dưỡng sau ly hôn cho con 2 triệu một tháng. Tôi muốn nuôi con chứ không cấp dưỡng vì điều kiện kinh tế của tôi tốt hơn vợ, có thể chăm sóc con tốt hơn. Tôi muốn hỏi là nếu tôi không cấp dưỡng để vợ tôi thấy khó mà giao con cho tôi nuôi có được không? Nhờ luật sư tư vấn giúp.
Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng Công ty Luật DFC và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn được Luật sư Công ty Luật DFC trả lời như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn:
Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, cấp dưỡng sau ly hôn là việc mà cha mẹ cung cấp tiền hoặc tài sản để thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm đối với con cái. Cha mẹ sẽ thực hiện việc cấp dưỡng sau ly hôn trong các trường hợp sau:
Khi vợ chồng ly hôn, các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau sẽ chấm dứt, nghĩa vụ của vợ chồng đối với bên gia đình người kia cũng chấ dứt. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ của của cha mẹ đối với con không thể chấm dứt. Sau khi ly hôn, một trong hai người sẽ là người trực tiếp nuôi con, người còn lại vẫn có nghĩa vụ chăm sóc và giáo dục con, đồng thời phải tiến hành cấp dưỡng sau ly hôn cho con.
Vì vậy, trong trường hợp của anh, anh có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con anh theo quy định của pháp luật mà không phụ thuộc vào việc vợ anh có điều kiện để nuôi con tốt hay không.
Về mức cấp dưỡng, pháp luật quy định tiền cấp dưỡng không được vượt quá tiền lương của người cấp dưỡng. Trong trường hợp này, vợ anh yêu cầu 2 triệu tiền cấp dưỡng sau ly hôn cho con thì tòa án sẽ xem xét dựa vào mức thu nhập của anh xem mức cấp dưỡng này có cao hay không. Thông thường việc cấp dưỡng sau ly hôn cho con là do hai vợ chồng tự thỏa thuận, nếu không thể thỏa thuận, Tòa án sẽ căn cứ vào tình hình kinh tế của người cấp dưỡng mà quyết định mức cấp dưỡng.
Về việc ai là người nuôi con, theo quy định của pháp luật, con dưới 03 tuổi sẽ trực tiếp giao cho mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng. Trong trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện chăm sóc con thì bố mẹ phải thỏa thuận để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho con. Con của anh mới 02 tuổi nên việc tòa án quyết định cho vợ anh trực tiếp chăm sóc con là đúng với quy định của pháp luật. Nếu anh có căn cứ chứng minh vợ anh không đủ điều kiện về kinh tế và đạo đức thì anh có quyền yêu cầu tòa đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu vợ anh đủ điều kiện nuôi con thì anh bắt buộc phải thực hiện việc cấp dưỡng sau ly hôn cho con.
Trên đây là bài tư vấn của Luật sư Công ty Luật DFC về vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn của anh. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900.6512 để được tư vấn kịp thời và chi tiết nhất. Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công