Sau khi ly hôn người không nuôi con phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con. Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là một trong nhiều thắc mắc chung của nhiều người khi nói về vấn đề cấp dưỡng. Cùng Công ty luật DFC tư vấn với trường hợp dưới đây.
Xem thêm: Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn đến khi con bao nhiêu tuổi?
Tư vấn quy định về tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
Hỏi: Kính chào Luật sư DFC, tôi có vấn đề này rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư và giải đáp. Tôi với chồng đang thỏa thuận về việc ly hôn, chúng tôi đã đồng ý cơ bản các điều kiện để ly hôn thuận tình. Duy chỉ có mức trợ cấp sau ly hôn là chưa thể thống nhất được, chúng tôi có hai con nhỏ vẫn đang đi học một cháu học lớp 8, một cháu học 2. Chồng tôi đã đồng ý giao cả hai đứa bé cho tôi chăm sóc. Tôi đồng ý và yêu cầu mức cấp dưỡng là 8 triệu/tháng cho hai cháu nhưng anh ta từ chối, anh ta đi làm doanh nghiệp lương tháng trên dưới 20 triệu tôi đòi như vậy là còn ít so với thực tế. Vậy xin hỏi Luật sư tư vấn giúp tôi có căn cứ nào để đòi được số tiền cấp dưỡng đó hoặc có thể đòi hơn hay không?
Luật sư tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về Luật sư DFC chúng tôi để xin tư vấn, đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Theo quy định tại khoản 24, Điều 3, Luật hôn nhân và gia đình 2014 có định nghĩa cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản để đảm bảo nhu cầu sống thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó chưa thành niên, mất năng lực nhận thức hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, tài sản để nuôi sống bản thân.
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị em ruột với nhau; giữa ông bà nội ngoại với cháu ruột; giữa cô, dì, chú, bác, cậu với cháu ruột và giữa vợ với chồng. Nghĩa vụ này không thể chuyển giao cũng như thay thế bằng nghĩa vụ khác không được từ chối thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp người này cố tình vi phạm thỏa thuận về cấp dưỡng, bên có quyền có thể yêu cầu Tòa giải quyết.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện nay, không có quy định về mức tiền cấp dưỡng tối đa, hay mức tiền cấp dưỡng tối thiểu mà một bên phải thực hiện. Con số chính xác sẽ do các bên tự thỏa thuận căn cứ vào khả năng tài chính thực tế của người có nghĩa vụ và nhu cầu thiết yếu của người có quyền hưởng cấp dưỡng. Nếu cả hai không thể thống nhất được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Các bên không chỉ phải tiến hành thỏa thuận về mức tiền cấp dưỡng mà còn phải thỏa thuận cả về phương thức cấp dưỡng như thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm hay một lần. Trường hợp bên có nghĩa vụ vì lý do bất khả kháng mà không thể tiến hành cấp dưỡng mà bên kia không đồng ý thì sẽ cũng sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy đối với trường hợp của bạn, bạn có quyền yêu cầu phía anh chồng của bạn phải cấp dưỡng cho hai đứa nhỏ. Tuy nhiên đối với con số 8 triệu/tháng mà chị yêu cầu phải căn cứ dựa trên chi phí thực tế đảm bảo điều kiện sống, học tập và vui chơi của hai con của chị sao cho ít nhất bằng mức tối thiểu các cháu vẫn hưởng khi bạn và chồng bạn vẫn còn quan hệ vợ chồng.
Bên cạnh đó bạn cũng cần phải dựa trên thu nhập thực tế của chồng bạn để đứa ra số tiền cấp dưỡng hợp lý. Đây là hai căn cứ quan trọng bạn có thể đem ra thỏa thuận với chồng của mình cũng như đem ra Tòa án yêu cầu cấp dưỡng trường hợp không thể thỏa thuận được với chồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp cho câu hỏi của bạn, hi vọng qua bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được về cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào chưa được rõ xin vui lòng liên hệ về Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn tốt nhất.
Bài viết cùng chủ đề
=> Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu là bao nhiêu?
LS. Lê Minh Công