Sau khi ly hôn, hai bên thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con. Sau đây Luật sư DFC sẽ chia sẻ với các bạn các kinh nghiệm giành quyền nuôi con sau khi vợ chồng bắt buộc phải ly hôn.
Các kinh nghiệm giành quyền nuôi con
Hỏi: Tôi với vợ tôi không còn tình cảm và quyết định ly hôn, hai vợ chồng tôi có cột người con năm nay 5 tuổi cả tôi và vợ đều muốn dành quyền nuôi con, tôi muốn được tư vấn kinh nghiệm dành quyền nuôi con mong Luật sư DFC tư vấn cho tôi, Tôi xin cảm ơn.
Luật sư DFC trả lời: Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật sư DFC, với câu hỏi của bạn xin được trả lời như sau:
Trong cuộc sống hôn nhân, có ai không mong muốn một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, Vững bền. Nhưng trong cuộc sống khi cả hai vợ chồng không thể tìm được tiếng nói chung với nhau, mục đích hôn nhân không đạt được thì ly hôn là cách thức cuối cùng để cả hai vợ chồng tìm tới để kết thúc cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc đó.
Ly hôn là kết quả không ai mong muốn sảy ra bởi nhiều hệ lụy xấu mà nó mang lại, việc ly hôn không chỉ chấm dứt quan hệ vợ chồng, mà còn đặt ra việc ai là người nuôi con sau ly hôn. Nếu hai vợ chồng có con và không thể thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi dưỡng từ đó cuộc chiến dành quyền nuôi con xảy ra.
Điều này là hoàn toàn dễ hiểu vì là cha mẹ thì ai cũng muốn trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, cung cấp một cuộc sống tốt nhất cho con mình, theo quy định của pháp luật về việc dành quyền nuôi con cũng như kinh nghiệm của Luật sư DFC trong việc dành quyền nuôi con thể hiện ở các điểm như sau:
Khi dành quyền nuôi con trước tòa bên nào (vợ hoặc chồng) chứng minh được bên kia là người có lỗi làm cho hôn nhân đổ vỡ không thể tiếp tục thì bên đó sẽ có lợi thế trong việc giành quyền trực tiếp nuôi dưỡng con chung.
Bạn cần đưa ra các căn cứ, bằng chứng chứng minh rằng vợ hoặc chồng của mình đã có những vi phạm về đạo đức, về hành động bạo lực dẫn đến việc ly hôn như: Ngoại tình, hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ của người chồng, người vợ, không quan tâm chăm sóc yêu thương con cái, lối sống tha hóa…
Thực tế cho thấy, việc chứng minh được bên kia có lỗi trong khi ly hôn cũng góp phần giúp bạn giành một phần lợi thế khi Tòa án xác định quyền nuôi con, vì hành vi ngoại tình, bạo lực, đạo đức, lối sống tha hóa thể hiện bản thân người đó là một người không tốt, có thể ảnh hưởng tới tính cách con cái khi người đó trực tiếp nuôi dưỡng.
Các bằng chứng trong trương hợp này cần thu thập là video, hình ảnh về hành vi ngoại tình của vợ hoặc chồng, giấy tờ hình ảnh, ghi âm chứng minh thương tích do hành vi bạo lực gây ra, các giấy tờ, hình ảnh chứng minh lối sống tha hóa.…
Khả năng tài chính là yếu tố quan trọng thứ hai mà Tòa án sẽ xét đến khi xác định quyền nuôi con của vợ hoặc chồng.
Nếu vợ hoặc chồng không chứng minh được tài chính ổn định, rất khó khăn để đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho con thì sẽ là một bất lợi, thường những nhu cầu đó sẽ là: Ăn uống, học tập, nợi ở ổn định,….
Bạn cần chứng minh tài chính ổn định, thu nhập hàng tháng như bảng lương, doanh thu bán hàng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,….
Mặc dù tài chính ổn định là một lợi thế, tuy nhiên sẽ chưa đủ để dành được quyền nuôi con nhưng nếu bạn không chứng minh được tài chính của mình thì đây sẽ là một điều bất lợi đối với bạn về việc giành quyền nuôi con.
Vợ hoặc chồng trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con phải có thời gian quan tâm, bên cạnh con, việc phát triển của đứa trẻ rất cần sự quan tâm chăm sóc bên cạnh của bố hoặc mẹ hoặc cả hai, nếu có tài chính nhưng lại không thể dành thời gian để chăm sóc, quan tâm, gần gũi con thì đó cũng là một bất lợi đối với bạn.
Nếu như công việc của bạn thường xuyên không phải đi xa, có nhiều thời gian bên con, bạn sẽ giành thêm lợi thế trong cuộc chiến giành quyền nuôi con.
Cho dù đối phương có nền tảng tài chính tốt hơn bạn nhưng nếu bạn chứng minh được đối phương không thể giành thời gian để chăm sóc con hoặc trực tiếp nuôi dưỡng con thì đó sẽ là bất lợi lớn cho họ.
Thời gian dành cho con có thể được chứng minh qua thời gian làm việc của bạn hàng ngày, tuần, tháng, tính chất công việc có thường xuyên phải đi xa nhà, thường xuyên phải tăng ca hay không?
Lối sống, đời sống của bố hoặc mẹ người trực tiếp nuôi dưỡng con cái sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tính cách, tâm lý của con cái sau này, nếu người trực tiếp nuôi dưỡng con có lối sống tha hóa nghiện ngập, thương xuyên say xỉn, nhậu nhẹt, có hành vi bạo lực đánh đập con trong thời gian hai vợ chồng còn chung sống, không hoàn thành tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của một người cha, người mẹ thì Tòa án có thể xem xét và không giao con cho người đó để trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng.
Như vậy luật sư DFC vừa tư vấn cho bạn kinh nghiệm dành quyền nuôi con, mặc dù cuộc chiến dành quyền nuôi con là cuộc chiến không ai mong muốn, và theo Luật hôn nhân gia đình 2014 tại các điều 58; 81; 82; 83 và 84 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. Khi ly hôn cha mẹ vẫn có quyền , nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, có thể nói rằng người nào trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc con cái hay không trực tiếp đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
Nếu bạn còn thắc mắc hay câu hỏi cần được được tư vấn bạn có thể gọi điện thoại tới Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 của luật sư DFC để được tư vấn, giải đáp miễn phí, Luật sư DFC luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ bạn trong việc giành quyền nuôi con với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và tận tâm vì thân chủ. Trân trọng!!
Bài viết cùng chủ đề
=> Khi nào bố được quyền nuôi con sau khi ly hôn?
=> Luật sư tư vấn: Quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn thuộc về ai?
LS. Lê Minh Công