Tranh chấp quyền nuôi con là một vấn đề xảy ra rất thường xuyên. Vậy khi nào bố được quyền nuôi con sau khi ly hôn? Cùng Công ty luật DFC tư vấn với trường hợp dưới đây.
Xem thêm: Hướng dẫn các cách giành quyền nuôi con khi ly hôn mới nhất 2020
Khi nào bố được quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Hỏi: Xin chào luật sư. Em xin được tư vấn về nội dung ly hôn như sau: Vợ chồng em hiện nay đang có một cháu được 03 tuổi. Do mâu thuẫn vợ chồng, vợ em thường xuyên tụ tập bạn bè, mải mê không chăm lo đến chồng con nên vợ chồng em quyết định ly hôn. Em hiện nay đang làm giáo viên của trường cấp 3, vợ em làm buôn bán tự do tại nhà. Hiện nay, cả hai vợ chồng em đều muốn được trực tiếp nuôi con. Vậy, anh/chị cho em hỏi: Khi nào bố được quyền nuôi con khi ly hôn? Cảm ơn Luật sư.
Luật sư tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Tổng đài tư ván pháp luật của Công ty Luật DFC. Với nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Tranh chấp về quyền nuôi con và tài sản khi ly hôn là vấn đề được đề cập nhiều nhất trong các vụ án ly hôn hiện nay. Sau khi ly hôn, ai là người cấp dưỡng nuôi con, ai là người có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con được xác định như thế nào?
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Nội dung tư vấn:
Theo Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình (2014) thì cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên, con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, đồng thời không có tài sản để tự nuôi bản thân.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình (2014), việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn của hai bên là như nhau. Vợ, chồng tự thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, người cấp dưỡng nuôi con; nếu hai bên không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi và căn cứ vào điều kiện cụ thể của vợ, chồng, mong muốn nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Như vậy, trước tiên, hai vợ chồng bạn cần thỏa thuận với nhau về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con khi ly hôn. Về nguyên tắc, con dưới 03 tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi (Khoản 3 Điều 81), tuy nhiên nếu hai bên đều muốn giành quyền nuôi con và không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa trên các cơ sở sau đây để xác định người được trực tiếp nuôi con:
- Điều kiện về vật chất: Nơi ăn ở, sinh hoạt ổn định; môi trường học tập và phát triển,thu nhập hợp pháp,….. Để chứng minh được các yếu tố trên cần cung cấp cho Tòa án các tài liệu: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, Hợp đồng lao động, bảng lương 03 tháng gần nhất, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản khác.
- Điều kiện về tinh thần: Thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, sự gắn bó về mặt tình cảm của người đó từ trước đến nay dành cho con, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn của bố mẹ…. Để chứng minh được các yếu tố trên cần cung cấp cho Tòa án các tài liệu: Hợp đồng lao động (thời gian làm việc), bằng cấp các loại, …
Như vậy, để giành quyền nuôi con của người cha trong tình huống trên, bạn cần phải chứng minh được các khả năng về điều kiện kinh tế, tài chính và thời gian có thể dành cho con là tốt hơn để đảm quyền lợi tốt nhất dành cho con. Bạn cũng có thể chứng minh điều này bằng việc đưa ra các căn cứ về việc vợ bạn thường xuyên tụ tập bạn bè, mải mê chơi bời không chăm lo cho con, có lối sống đạo đức không lành mạnh để Tòa án xem xét và giải quyết.
Trên đây là nội dung tư vấn pháp luật về nội dung quyền nuôi con của người cha của Công ty Luật DFC. Nếu có bất kỳ thắc mắc, khó khăn bạn vui lòng gọi điện về Tổng đài 19006512 để được tư vấn cụ thể.
Bài viết cùng chủ đề
=> Mẫu đơn xin thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn
=> Tư vấn Vợ ngoại tình có được quyền nuôi con không?
=> Tôi muốn giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn phải làm như thế nào?
LS. Lê Minh Công