Trích lục khai sinh (hộ tịch) là gì? Thủ tục xin trích lục bản sao giấy khai sinh? Mẫu giấy ủy quyền trích lục khai sinh như thế nào? Dưới đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư DFC
Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền trích lục khai sinh
Mẫu giấy ủy quyền trích lục khai sinh, thủ tục xin cấp 2021
*Căn cứ pháp lý:
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Luật Hộ tịch năm 2014 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Hộ Tịch ngày 15/11/2015.
Trích lục khai sinh (hộ tịch) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân nhằm chứng minh sự kiện khai sinh (hộ tịch) của cá nhân đó đã đăng ký tại cơ quan đăng ký hộ tịch. Vậy, xin bản sao trích lục giấy khai sinh như thế nào?
Bước 1: Người yêu cầu trích lục khai sinh nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch. Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai cấp bản sao trích lục giấy khai sinh (theo mẫu);
- CMND/CCCD/HC còn thời hạn;
- Sổ hộ khẩu hoặc sổ đăng ký tạm trú
- Văn bản ủy quyền được công chứng/chứng thực + văn bản chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục).
Bước 2: Người có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thẩm định và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ yêu cầu trích lục giấy khai sinh nói trên.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận viết giấy tiếp nhận, ghi rõ ngày giờ trả kết quả.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thì người tiếp nhận từ chối hồ sơ bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối.
Tại Điều 2 Thông tư 15/2015 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về ủy quyền đăng ký hộ tịch như sau:
Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 của Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay, trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.
- Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền.
Ủy quyền xin trích lục khai sinh là việc ủy quyền cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp, tiến hành xin trích lục khai sinh của mình tại cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
******
GIẤY ỦY QUYỀN
(Xin trích lục khai sinh)
........, ngày .... tháng .... năm 20..... ; Chúng tôi gồm:
I. BÊN ỦY QUYỀN:
Họ tên: ……………………………………………………………………………………...
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………..
Số CMND: cấp ngày: nơi cấp: ………………
Quốc tịch: …………………………………………………………………………………..
II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN:
Họ tên:…………………........................................................................................................
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………..
Số CMND: cấp ngày: nơi cấp: ………………
Quốc tịch: …………………………………………………………………………………..
Mối quan hệ với Bên được ủy quyền: ……………………………………………………….
III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN:
CAM KẾT
Tôi xin cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.
BÊN ỦY QUYỀN BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
……………………………………………………….....................................
……………………………………………………….....................................
……………………………………………………….....................................
Trên đây là nội dung tư vấn của đội ngũ Luật sư DFC cho vấn đề “Mẫu giấy ủy quyền trích lục khai sinh”. Nếu có thêm bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: luatsudfc@gmail.com hoặc gọi điện tới số điện thoại 1900.6512 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết liên quan:
Bản sao giấy khai sinh hợp lệ là gì?
Dùng giấy khai sinh bản sao khi đi máy bay được không?
L.S Lê Minh Công