Bản sao giấy khai sinh có cần công chứng không? Bản sao giấy khai sinh có công chứng có giá trị như thế nào? Dưới đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC.
Xem thêm: Làm bản sao giấy khai sinh mất bao lâu? Thủ tục? Thẩm quyền?
Bản sao giấy khai sinh có cần công chứng không?
Câu hỏi: Thưa luật sư DFC tôi muốn hỏi bản sao giấy khai sinh có nhất thiết phải công chứng không? Giá trị của bản sao giấy khai sinh có công chứng? mong Luật sư DFC giải đáp cho tôi.
Trả lời: Luật sư DFC cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật sư DFC, với câu hỏi của bạn Luật sư DFC xin giải đáp như sau:
Khi nhắc đến bản sao nói chúng và bản sao giấy khai sinh nói riêng, mọi người thường mặc định là bản photo được công chứng, chứng thực từ bản chính. Tuy nhiên Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao gồm 2 loại, bản sao Giấy khai sinh cũng gồm 2 loại như sau:
Là bản sao được cấp từ sổ gốc, do cơ quan đang quản lý hồ sơ sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc giấy tờ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
Là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính người yêu cầu cung cấp để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:
Như vậy, việc cấp giấy khai sinh và cấp bản sao giấy khai sinh ở cả 2 dạng đều do cơ quan có thẩm quyền thực hiện khi có yêu cầu và dựa trên căn cứ pháp lý nhất định (từ sổ gốc hay chứng thực bản sao từ bản chính). Do đó, bản sao giấy khai sinh được công chứng.
Xem thêm: Bản sao giấy khai sinh hợp lệ là gì?
Khoản 6 Điều 4 Luật hộ tịch 2014 quy định: Giấy khai sinh được hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì: “Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc”.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về hoạt động Cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký có quy định về Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính như sau:
Bản sao giấy khai sinh theo quy định tại điều 2, điều 4 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì bản sao giấy khai sinh được chia làm 2 dạng:
Dạng 1: Bản sao giấy khai sinh từ sổ gốc
Bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc là bản sao được cấp từ sổ gốc, do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
Dạng 2: Bản sao giấy khai sinh có chứng thực (dạng chứng thực bản sao từ bản chính)
Bản sao giấy khai sinh có chứng thực là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Xem thêm: Dùng giấy khai sinh bản sao khi đi máy bay được không?
Để thực hiện việc công chứng bản sao giấy khai sinh thì cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao giấy khai sinh từ bản gốc.
– Bản sao không có thời hạn sử dụng;
Trên đây là tư vấn của Luật sư DFC về vấn đề Bản sao giấy khai sinh có cần công chứng không?. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gọi điện đến tổng đài 1900 6512 để được luật sư tư vấn miễn phí.
Trân trọng!!!
LS. Lê Minh Công
-----------------------
Liên quan đến nội dung bản sao giấy khai sinh công chứng, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi được quý độc giả quan tâm nhất trong thời gian vừa qua như sau:
5. Đơn xin trích lục giấy khai sinh | Thủ tục nhanh nhất 2021