Khi hoạt động kinh doanh không còn hiệu quả hoặc không còn nhu cầu kinh doanh nữa thì việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh nhà thuốc và một điều tất yếu. Tuy nhiên không phải hộ kinh doanh nhà thuốc nào cũng có hiểu biết pháp luật, câu hỏi thường đặt ra là: Ngừng kinh doanh nhà thuốc cần những điều kiện gì? Thủ tục ngừng kinh doanh nhà thuốc như thế nào?
Thủ tục ngừng kinh doanh nhà thuốc như thế nào? - Tổng đài 19006512
>> Bài viết trước đó: Tư vấn điều kiện mở nhà thuốc tư nhân
Để cung cấp thêm thông tin về thủ tục cũng như hướng dẫn hộ kinh doanh chuẩn bị các điều kiện cần thiết để làm thủ tục ngừng kinh doanh nhà thuốc, trong bài viết dưới đây Luật DFC sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên đến quý bạn đọc.
Bước 1: Đóng mã số thuế hộ kinh doanh tại chi cục thuế quản lý hộ kinh doanh sau khi xác nhận hết các khoản thuế và nghĩa vụ mà hộ kinh doanh phải nộp.
Đóng mã số thuế (hay chấm dứt hiệu lực mã số thuế) là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế. Với các hộ kinh doanh muốn ngừng hoạt động, khi đó trạng thái mã số thuế của hộ kinh doanh trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa bị đóng buộc hộ kinh doanh bị phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
>> Xem thêm: Tư vấn Thủ tục đăng ký mã số thuế doanh nghiệp
Để thực hiện đóng mã số thuế, hộ kinh doanh nhà thuốc phải chuẩn bị hồ sơ như sau:
Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ ĐK-TTC ban hành kèm theo thông tư số 95/TT-BTC năm 2016;
Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế bản gốc;Trường hợp bị mất giấy tờ trên thì nộp công văn giải trình về việc mất giấy tờ trên;
Bản sao Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhà thuốc đối với hộ kinh doanh.
Bước 2: Chấm dứt hoạt động kinh doanh và trả giấy phép đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp quận huyện.
Để chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh nhà thuốc cần làm hồ sơ chấm dứt hoạt động kinh doanh như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bản gốc;
Thông báo về việc chấm dứt hoạt động;
Hộ kinh doanh nhà thuốc nộp hồ sơ về nơi đăng kí kinh doanh ban đầu là Phòng tài chính – kế hoạch thuộc UNBD cấp quận, huyện, thị xã nơi đã đăng ký kinh doanh, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, bao gồm cả nợ thuế và phí, lệ phí nhà nước, nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện.
Trên đây là phần giải đáp quy định về thủ tục ngừng kinh doanh nhà thuốc và các bước tiến hành ngừng kinh doanh. Với phần giải đáp trên của Công ty Luật DFC, bạn đọc còn bất kì thắc mắc hoặc khó khăn nào trong quá trình giải quyết thủ tục có thể gọi điện đến Tổng đài 19006512 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí.
Hoặc nhận thấy việc đăng ký thủ tục ngừng kinh doanh nhà thuốc phức tạp và tốn kém thời gian, khách hàng hoàn toàn có thể ủy thác Công ty Luật DFC thực hiện thủ tục trên, để kết nối sử dụng dịch vụ, khách hàng gọi điện đến Tổng đài 19006512 để đặt lịch làm việc hoặc có thể gửi hồ sơ đến hộp thư điện tử Email: luatdfc@gmai.com để sử dụng dịch vụ đóng mã số thuế và ngừng kinh doanh nhà thuốc đối với hộ kinh doanh.
>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp của DFC
L.S Lê Minh Công