Giám định y khoa là gì? Thủ tục giám định y khoa hiện nay.

Luật Sư: Lê Minh Công

10:27 - 29/10/2020

Việc giám định y khoa hiện nay nhằm đảm bảo quyền lợi cho người có tham gia kháng chiến và con của họ khi có bệnh tật, nhằm đảm bảo các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Vậy giám định y khoa là gì? Thủ tục giám định y khoa bao gồm những gì?

Xem thêm: Tổng Đài Tư Vấn Bảo Hiểm Xã Hội Online Miễn Phí 19006512

Thủ tục giám định y khoa hiện nay
Giám định y khoa là gì? Thủ tục giám định y khoa hiện nay.

Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.

1. Giám định y khoa là gì? 

*Định nghĩa giám định y khoa hiện nay được hiểu như sau: 

Giám định y khoa là việc giám định bệnh tật, dị dạng, dị tật liên quan đến người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ. Ngoài ra, việc giám định y khoa còn được sử dụng cho các công ty, để đưa ra quyết định chính xác về việc nghỉ hưu sớm, mất sức lao động, tai nạn lao động ... Người lao động thì có thể dựa vào kết quả giám định y khoa để được hưởng các quyền lợi xứng đáng theo quy định của pháp luật.

2. Mẫu giấy giới thiệu giám định y khoa mới nhất

Hiện nay mẫu giấy giới thiệu đề nghị giám định y khoa đã được ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành cụ thể như sau:

CƠ QUAN CHỦ QUẢN   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------- ---------------

Số: ………../GGT …….……, ngày ….. tháng ….. năm…..

GIẤY GIỚI THIỆU

Kính gửi: Hội đồng Giám định y khoa…………….

…………….………………………………..…….. trân trọng giới thiệu:

Ông/ Bà:……………………………… Sinh ngày…. tháng... năm………...

Chỗ ở hiện tại:.....................................................................................................

Giấy CMND/Thẻ căn cước/Hộ chiếu số: …………Ngày cấp:……….............……

Nơi cấp:

Số Sổ BHXH/Mã số BHXH: …………………………..........................................

Nghề/công việc…………………………………..……........................................

Điện thoại liên hệ:..............................................................................................

Là cán bộ/ nhân viên/ thân nhân của...................................................................

Được cử đến Hội đồng Giám định y khoa.............................................................

để giám định mức suy giảm khả năng lao động:

Đề nghị giám định: ………………………………................................................

Loại hình giám định: ……………………………................................................

Nội dung giám định: ……………………………...............................................

Đang được hưởng chế độ: ……………………………........................................

Trân trọng cảm ơn.

LÃNH ĐẠO CƠ QUAN/ĐƠN VỊ

(Ký tên, đóng dấu)

 

1. Ghi địa danh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan, đơn vị giới thiệu đề nghị giám định.

2. Tên Hội đồng Giám định y khoa nơi tổ chức đề nghị giám định.

3. Tên cơ quan, đơn vị giới thiệu người lao động.

4. Ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã số bảo hiểm xã hội. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông háo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.

5. Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.

6. Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/lại/tổng hợp/phúc quyết.

7. Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng bảo hiểm xã hội một lần/hưởng chế độ thai sản.

8. Ghi rõ bệnh, tật cần khám giám định theo các giấy tờ điều trị.

9. Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể nếu có. Nếu chưa được hưởng chế độ thì ghi: chưa.

3. Các quy trình giám định y khoa

Thứ nhất, thực hiện khám giám định lần đầu

Người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm lập, hoàn thiện hồ sơ giám định y khoa và chuyển đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương. Đối với trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc thân nhân của người lao động bị suy giảm khả năng lao động khám để hưởng chế độ tử tuất hàng tháng, ngoài ra cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm lập, hoàn thiện hồ sơ giám định gửi Hội đồng giám định y khoa.

Thứ hai, thực hiện việc khám giám định lại nếu tái phát, giám định tổng hợp

Trường hợp khi người lao động đã được điều trị ổn định bệnh nghề nghiệp đã tái phát hoặc tai nạn lao động tái phát, hai bên là người sử dụng lao động và bản thân người lao động có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có thẩm quyền để được xem xét và giải quyết.

Trong đó cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có thẩm quyền phải kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ và giới thiệu người lao động đến khám giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc tại cấp trung ương.

- Đối với các trường hợp khám giám định lần đầu cho người lao động hoặc thân nhân người lao động (các trường hợp khám để thực hiện chế độ tử tuất) hay khám giám định tái phát,  khám giám định tổng hợp cho người lao động của tỉnh, thành phố hoặc của các Bộ trực thuộc trung ương có trên địa bàn tỉnh, thành phố nào sẽ do Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố đó đảm nhiệm thực hiện.

- Bên cạnh đó, các trường hợp khám giám định lần đầu cho người lao động hoặc thân nhân họ (các trường hợp khám để thực hiện chế độ tử tuất) hay khám giám định tái phát, khám giám định tổng hợp cho người lao động ở các đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Giao thông vận tải quản lý do các Hội đồng giám định y khoa thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải đảm nhiệm thực hiện.

4. Thanh toán chi phí giám định y khoa

Việc thanh toán các chi phí giám định y khoa cần căn cứ theo quy định tại công văn số 4644/BHXH-CSXH ngày 18/11/2016 của BHXH Việt Nam quy định người lao động bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trong đó có người lao động chờ đủ tuổi hưởng lương hưu hoặc người tham gia BHXH tự nguyện chủ động đi khám bệnh, đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định của Luật BHXH hiện hành thì phí giám định y khoa sẽ được thanh toán.

Như vậy, với quy định của pháp luật hiện nay có thể thấy rằng việc giám định y khoa đã trở nên thuận lợi hơn, và việc giám định y khoa nhằm đảm bảo cho người giám định được hưởng các quyền lợi xứng đáng. Để nắm rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn tốt nhất. 

Xin chân thành cảm ơn!

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.