Hiện nay pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hàng có quy định khi người lao động sảy thai sẽ được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sảy thai. Vậy pháp luật quy định về chế độ dưỡng sức sau sảy thai như thế nào? Chế độ hưởng ra sao? Thời gian nghỉ dưỡng sức là bao lâu?
Chế độ dưỡng sức sau sảy thai như thế nào?
Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.
Căn cứ theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể là tại Điều 33 về thời gian hưởng chế độ đối với lao động nữ sảy thai được quy định cụ thể như sau:
Khoảng thời gian hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
Thứ nhất, người lao động khi bị sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc nạo thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở y tế có thẩm quyền. Thời gian nghỉ làm việc tối đa được quy định như sau:
+ Người lao động nữ được nghỉ việc đến 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi.
+ Người lao động nữ được nghỉ việc đến 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi.
+ Người lao động nữ được nghỉ việc đến 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi.
+ Người lao động nữ được nghỉ việc đến 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
Thứ hai, Trong đó thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014, có thể tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Do đó, theo quy định của pháp luật hiện nay thì trong thời gian đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động nữ nếu bị sảy thai sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản tương ứng với số tuần tuổi của thai nhi và theo chỉ định của các bác sĩ.
Bên cạnh, ngoài thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì người lao động nữ còn được hưởng thêm các chế độ như chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản theo quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
- Người lao động nữ được hưởng chế độ thì trong khoảng thời gian từ 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì có thể được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Theo đó khoảng thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trong trường hợp mà có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
- Hiện nay số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều 41 của luật bảo hiểm xã hội 2014. Do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, với trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định một cách cụ thể như sau:
+ Người lao động được nghỉ tối đa đến 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên.
+ Ngươi lao động được nghỉ tối đa đến 07 ngày đối với lao động nữ sinh con do phải phẫu thuật.
+ Người lao động được nghỉ tối đa đến 05 ngày đối với các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Với 30% mức lương cơ sở là mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản trong một ngày.
Như vậy, người lao động nữ sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sảy thai mà trong thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa bình phục thì có thể làm thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Trong đó, thời gian nghỉ hưởng sẽ do người đơn vị của người lao động quyết định và tối đa thời gian nghỉ không quá 5 ngày. Mức hưởng một ngày được tính bằng 30% mức lương cơ sở hiện nay.
Để nắm rõ hơn về vấn đề về chế độ nghỉ dưỡng sức sau sảy thai này mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn bảo hiểm xã hội miễn phí 19006512 để được tư vấn tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
Bài viết cùng chủ đề
=> Chế độ nghỉ dưỡng sức sau phẫu thuật như thế nào?
LS. Lê Minh Công