Hiện nay khi sinh con xong người lao động nữ được hưởng "chế độ dưỡng sức sau sinh", chế độ này một phần để đảm bảo cho người lao động nữ có thêm thời gian để chăm sóc con, một phần để đảm bảo cho họ có một sức khoẻ tốt để quay trở lại làm việc sau quãng thời gian nghỉ dài.
Xem thêm: BHXHVN - Hồ sơ, thủ tục nghỉ dưỡng sức sau sinh 2020
"Vậy để hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh người lao động nữ cần đáp ứng được điều kiện gì? Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh năm 2020 là bao nhiêu? Cách tính chế độ dưỡng sức sau sinh năm 2020 như thế nào?"
Bài viết dưới đây của Công ty tư vấn Luật DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014, thì để được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh người lao động nữ cần đáp ứng được các điều kiện sau:
Trong khoảng thời gian là 30 ngày đầu trở lại làm việc ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe chưa hồi phục thì người lao động nữ được nghỉ chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Sau khoảng thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh để hưởng chế độ thai sản, người lao động nữ sẽ được cần làm chế độ dưỡng sức sau sinh:
- Người lao động nữ nghỉ do sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:
- Người lao động nữ nghỉ sinh con:
- Người lao động nữ nghỉ do con chết:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 41, mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh của người lao động nữ được quy định như sau:
*Về thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh lao động nữ được nghỉ tối đa:
Cần lưu ý:
Khoảng thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
Người lao động nữ đã đap ứng đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc được tính cho năm đó.
*Về tiền hỗ trợ dưỡng sức sau sinh
Hiện nay mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Trường hợp nếu sinh con trước ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng thì theo đó số tiền dưỡng sức sau sinh một ngày bằng 1.490.000 đồng x 30% = 447.000 đồng.
Trường hợp nếu sinh con sau ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng thì theo đó số tiền dưỡng sức sau sinh một ngày bằng 1.600.000 đồng x 30% = 480.000 đồng.
Căn cứ Theo quy định tại điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, hồ sơ để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho người lao động là Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập.
Người lao động phải có tên trong Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo (Danh sách 01B-HSB).
Bên cạnh đó, để thuận lợi hơn, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang cho người lao động sử dụng Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh.
Trong vòng khoảng 10 ngày kể từ ngày người lao động nữ đã đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả tiền chế độ cho người lao động.
Hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh đòi hỏi người lao động nữ được nghỉ chế độ thai sản sau sinh cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Từ đó làm căn cứ để xem xét hồ sơ xin hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh năm 2020.
Để nắm rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc liên hệ qua hotline Tư vấn bảo hiểm xã hội miễn phí 1900.6512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công