Theo quy định của pháp luật hiện hành để được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh người lao động cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định, bên cạnh đó nếu thuộc diện được hưởng, người lao động cần nắm được các loại giấy tờ có trong hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau sinh 2020 và các thủ tục nghỉ dưỡng sức sau sinh 2020.
Xem thêm: BHXHVN - Chế độ dưỡng sức sau sinh mới nhất năm 2020
Vậy để nộp hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh bao gồm những bước nào? Có những loại giấy tờ gì? Thủ tục nghỉ dưỡng sức sau sinh như thế nào? Bài viết dưới đây của Công ty tư vấn Luật DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.
Hiện nay hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh được quy định tại Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 4, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019. Do đó, lao động nữ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh phải làm 01 bộ hồ theo quy định tại khoản 5, Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau sinh 2020 bao gồm những loại giấy tờ sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác nhận đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi sinh, người sử dụng lao động phải lập hồ sơ gửi cơ quan BHXH để giải quyết. .
Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo (Mẫu 01B-HSB) do đơn vị sử dụng lao động lập.
Bên cạnh đó, để thuận lợi hơn trong việc thực hiện chế độ, nhiều doanh nghiệp hiện nay đã cho người lao động sử dụng "Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh".
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau sinh, lao động nữ thực hiện quy trình nộp hồ sơ hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh; thủ tục nghỉ dưỡng sức sau sinh 2020 bao gồm như sau:
Thứ 1: Nộp đơn xin nghỉ dưỡng sức và hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh: Người lao động nộp cho doanh nghiệp/đơn vị nơi mà người lao động làm việc và đóng bảo hiểm xã hội.
Thứ 2: Cần chờ kết quả: Doanh nghiệp xem xét hồ sơ của người lao động đã nộp, nếu đủ điều kiện sẽ thực hiện phê duyệt đơn và ra quyết định cho nghỉ. Quyết định phải nêu rõ khoảng thời gian bạn có thể nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe sau sinh.
Thứ 3: Người lao động nhận kết quả từ doanh nghiệp/đơn vị: Lao động nữ nhận kết quả nghỉ việc từ đơn vị / đơn vị sử dụng lao động. Doanh nghiệp/đơn vị lập danh sách theo Mẫu 01B-HSB và làm thủ tục báo tăng lao động với cơ quan BHXH (có thể gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến).
Thứ 4: Người lao động nhận kết quả từ cơ quan bảo hiểm xã hội: Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, đơn vị nơi người lao động làm việc, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và chi trả chế độ dưỡng sức, phục hồi cho người lao động.
Thứ 5: Người lao động nhận tiền hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sau sinh: Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ trả về doanh nghiệp/đơn vị người lao động nhận trực tiếp từ doanh nghiệp đơn vị của mình.
Như vậy, khi người lao động đã đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, người lao động có thể làm hồ sơ nghỉ dưỡng sức sau sinh và thực hiện các thủ tục nghỉ dưỡng sức sau sinh để được xét hưởng chế độ theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Để nắm rõ hơn về vấn đề này mời bạn đọc liên hệ qua số điện thoại tư vấn bảo hiểm xã hội 19006512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công