Hiện nay những người lao động họ là những người chưa nắm rõ được các quy định của pháp luật về các chế độ bệnh nghề nghiệp được hưởng khi bị mắc bệnh nên rất khó khăn trong việc đòi quyền lợi cho mình.
Hơn nữa hiện nay theo thống kê thì Việt Nam là một trong những nước có số lượng người lao động mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp cao, đa số là những người lao động làm việc trong những môi trường không được đảm bảo an toàn lao động.
Xem thêm: Hướng dẫn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Việt Nam năm 2020
Vậy điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp là gì? Mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả các thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin hữu ích.
Trước tiên để hiểu chế độ bệnh nghề nghiệp là gì thì cần phải hiểu rõ bệnh nghề nghiệp là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 thì bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Vì vậy, chế độ bệnh nghề nghiệp, còn được gọi là chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp, là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội áp dụng cho những nhân viên tham gia bảo hiểm xã hội và mắc các bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động muốn được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Người lao động bị bệnh trong danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường hoặc công việc có yếu tố độc hại.
+ Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh.
Hiện nay để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong suốt quá trình làm việc, và kiểm tra việc người lao động có mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp đang làm hay không, người sử dụng lao động sẽ tổ chức khám định kỳ cho người lao động của mình.
Hơn nữa, khi đã mắc các bệnh liên quan đến nghề nghiệp, mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
- Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, người sử dụng lao động phải:
- Người sử dụng lao động phải trả chi phí y tế từ sơ cứu, cấp cứu đến khi người lao động được điều trị ổn định:
- Người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương trong thời gian nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng lao động.
- Người sử dụng lao động phải bồi thường:
- Người sử dụng lao động phải sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe của người lao động sau khi điều trị hoặc phục hồi chức năng nếu anh/cô ấy tiếp tục làm việc.
* Người sử dụng lao động phải trợ cấp một lần nếu suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%:
Người lao động bị suy giảm 5% thì hưởng 05 lần mức lương cơ sở:
Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 7.450.000 đồng.
Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 8.000.000 đồng.
(Theo đó cứ giảm thêm 1% thì người lao động sẽ được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.)
Người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội: Từ 01 năm trở xuống được 0,5 tháng, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
* Trợ cấp hàng tháng nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên:
Người lao động bị Suy giảm 31% thì hưởng 30% mức lương cơ sở.
Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 447.000 đồng/tháng.
Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 480.000 đồng/tháng.
(Theo đó cứ giảm thêm 1% thì người lao động sẽ được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.)
Người lao động được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội: Từ 01 năm trở xuống được 0,5%, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
* Người lao động được hưởng trợ cấp phục vụ nếu suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị tâm thần:
Mức trợ cấp cho người lao động tính bằng mức lương cơ sở.
Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 1.490.000 đồng.
Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 1.600.000 đồng.
* Trợ cấp một lần khi chết:
Người lao động chết do mắc bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc, trong thời gian điều trị lần đầu hoặc điều trị bệnh tật thì được hưởng mức trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.
Từ 01/01/2020, mức trợ cấp là 53,64 triệu đồng.
Từ 01/7/2020, mức trợ cấp là 57,6 triệu đồng.
* Các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:
Ngoài các khoản trợ cấp trên, người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà tổn thương chức năng hoạt động của cơ thể thì còn được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình tùy theo tình trạng bệnh tật của người lao động.
* Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động sau khi điều trị:
- Trong trường hợp 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe của người lao động không đảm bảo, hoặc chưa hoàn toàn hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức từ 05 đến 10 ngày:
Người lao động được nghỉ tối đa 10 ngày nếu suy giảm từ 51% trở lên.
Người lao động được nghỉ tối đa 07 ngày nếu suy giảm từ 31% đến 50%.
Người lao động được nghỉ tối đa 05 ngày nếu suy giảm từ 15% đến 30%.
- Mỗi ngày nghỉ dưỡng sức người lao động còn được hưởng:
Được hưởng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại gia đình.
Được hưởng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ tại cơ sở tập trung.
Như vậy, để được hưởng các chế độ khi bị các bệnh liên quan đến nghề nghiệp người lao động phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu do pháp luật quy định, bên cạnh đó nếu đã đáp ứng các điều kiện trên người lao động sẽ được đảm bảo chế độ trong thời gian nghỉ làm để điều trị bệnh.
Để năm rõ hơn vấn đề về chế độ bệnh nghề nghiệp, mời bạn đọc liên hệ qua Hotline Tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 để được tư vấn tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
LS. Lê Minh Công