Quy định pháp luật về việc khai sinh cho con theo hộ khẩu của ai?

Luật Sư: Lê Minh Công

16:47 - 03/11/2020

Con sinh ra được đăng ký khai sinh các thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú,… Chúng ta thường thấy con theo họ cha, nhưng có vài trường hợp con theo họ mẹ, vậy pháp luật quy định khai sinh cho con theo hộ khẩu của ai?

Xem thêm: Con ngoài giá thú có được làm giấy khai sinh không?

Quy định pháp luật về việc khai sinh cho con theo hộ khẩu của ai?
Quy định pháp luật về việc khai sinh cho con theo hộ khẩu của ai?

Hỏi: Chào Luật sư, tôi muốn hỏi về việc khai sinh cho con. Tôi mới sinh con được 01 tuần và chuẩn bị làm giấy khai sinh cho con. Tuy nhiên do tôi không hợp với nhà chồng và ở cùng gia đình nhà mẹ đẻ nên muốn khai sinh con tôi theo họ của mình, chồng tôi cũng đồng ý. Mẹ chồng tôi lại bảo không ai cho tôi làm thế, con sinh ra bắt buộc phải theo họ cha. Luật sư cho tôi hỏi pháp luật có quy định gì về việc khai sinh cho con theo họ ai không và làm thủ tục khai sinh cho con như thế nào?

Luật sư tư vấn: Chào bạn, Luật sư DFC chúng tôi đã hiểu thắc mắc của bạn và xin được giải đáp như sau.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật hộ tịch 2014
  • Bộ luật dân sự 2015

Nội dung tư vấn:

1. Về việc khai sinh cho con theo hộ khẩu của ai

Khai sinh cho con theo hộ khẩu của ai là một vấn đề được quan tâm hiện nay. Thông thường, chúng ta sẽ thường thấy khai sinh cho con theo hộ khẩu bố, nhưng một vài trường hợp lại khai sinh cho con theo họ mẹ. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, con có thể theo họ mẹ trong những trường hợp sau:

- Cha mẹ có thỏa thuận làm khai sinh cho con theo họ mẹ;

- Con sinh ra mà không xác định được cha;

- Nếu như không thỏa thuận được việc khai sinh cho con theo họ ai thì áp dụng theo tập quán.

Việc áp dụng theo tập quán được phổ biến khá rộng rãi, minh chứng bằng việc tập quán con theo họ cha chiếm tỉ lệ lớn tại Việt Nam.

Trường hợp của bạn, nếu hai vợ chồng cùng đồng ý cho con theo họ mẹ thì bạn có thể khai sinh cho con theo họ của bạn.

2. Về thủ tục khai sinh cho con

Cha hoặc mẹ là người đi đăng ký khai sinh cho con. Nếu cha hoặc mẹ không thể đi thì ông bà hoặc người thân thích có thể đi khai sinh hộ tại UNBD xã, phường, thị trấn. Khi đi khai sinh cho con, người đi khai sinh cần đem theo một số giấy tờ sau:

- Giấy chứng sinh của con, trong trường hợp không có người làm chứng thì cần văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh con, nếu không có người làm chứng thì cần có giấy cam đoan về việc sinh con. Đối với trẻ em bị bỏ rơi thì cần có biên bản của cơ quan có thẩm quyền lập xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi. Đối với trẻ được sinh ra nhờ mang thai hộ thì cần có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo đúng quy định của pháp luật;

- Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của người đi khai sinh;

- Sổ hộ khẩu mà con sẽ được nhập khẩu vào;

- Giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ.

Ngoài ra, người đi khai sinh cần điền vào mẫu tờ khai đăng ký khai sinh cho con những thông tin sau:

- Thông tin của con( người được khai sinh): họ, tên đệm và tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi cư trú; dân tộc; quốc tịch;

- Thông tin của người đi khai sinh: họ, tên đệm và tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; nơi cư trú; dân tộc; quốc tịch;

- Số định danh cá nhân của người được khai sinh.

Sau khi cán bộ tư pháp xem xét về tính đầy đủ và hợp lệ của tờ khai thì sẽ điền thông tin khai sinh vào sổ hộ tịch, đồng thờ cùng người đi đăng ký khai sinh ký vào đó. Chủ tịch UBND xã có thẩm quyền cấp giấy khai sinh.

Trên đây là bài viết của Luật sư Công ty Luật DFC về vấn đề khai sinh cho con theo hộ khẩu của ai cũng như thủ tục khai sinh cho con. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng gọi đến Tổng đài Tư vấn pháp luật 1900.6512 để được Luật sư giải đáp. Trân trọng.

LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.