Quy định về mức lương thử việc theo quy định mới năm 2020

Luật Sư: Lê Minh Công

10:55 - 16/09/2020

Thử việc là giai đoạn quan trọng trong quá trình xác lập hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động. Có rất nhiều câu hỏi được khách hàng đặt ra cho chúng tôi xoay quanh câu chuyện thử việc trong thực tế như mức lương thử việc tối thiểu là bao nhiêu? Quá trình thử việc có được tham gia bảo hiểm xã hội không?

Bài viết dưới đây của Công ty luật DFC sẽ giúp bạn đọc giải đáp tất cả những vướng mắc liên quan đến vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thử việc và mức lương thử việc theo quy định mới nhất dựa trên quy định của Bộ luật lao động năm 2019, hi vọng bài viết sẽ là một nguồn thông tin giúp ích cho bạn đọc.

Xem thêm: Những lưu ý khi hết thời gian thử việc, kéo dài thời gian thử việc

Quy định về mức lương thử việc là bao nhiêu

1. Quy định về mức lương thử việc là bao nhiêu

Thử việc là khoảng thời gian người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về công việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian làm thử. Vậy về mức lương thử việc bao nhiêu thì mới là đúng quy định của pháp luật?

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, việc thỏa thuận về thời gian thử việc có thể ghi nhận trong hợp đồng lao động giữa các bên hoặc trong hợp đồng lao động thử việc riêng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Dù là văn bản gì thì quy định bắt buộc phải có là về mức lương thử việc của người lao động trong thời gian này. Quy định của luật lao động mới về mức lương thử việc 2020 vẫn theo tinh thần của luật cũ, giữ mức lương thử việc tối thiểu là 85% mức lương công việc đó, mức lương chính xác sẽ được ấn định dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên khi giao kết hợp đồng.

2. Lương thử việc có đóng bảo hiểm không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1.1, 1.2, Điều 4, Quyết định 595/QĐ - BHXH ban hành ngày 14/7/2017 quy định về các đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội gồm:

“1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng”

Như vậy để xác định người lao động có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không phải căn cứ theo thời hạn làm việc quy định trong hợp đồng giao kết giữa người lao động và người sử dụng lao động và chỉ cần từ đủ 1 tháng trở lên là có thể được tham gia vào bảo hiểm xã hôi. 

Dựa trên quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì thời gian thử việc được ghi nhận tại Điều 25. Theo đó, thời gian thử việc sẽ theo thỏa thuận giữa hai bên căn cứ theo tính chất, mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần và phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

  • Đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thời gian thử việc tối đa không quá 180 ngày
  • Đối với công việc có chức danh, nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên thời gian thử việc tối đa không quá 60 ngày
  • Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn kĩ thuật trung cấp, công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ thời gian thử việc tối đa không quá 30 ngày
  • Đối với các công việc còn lại thời gian thử việc tối đa là 6 ngày

Do đó, đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp do thời gian thử việc tối đa là không quá 180 ngày nên nếu thời gian thực việc thực tế từ đủ 1 tháng trở lên là có thể được tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Tương tự như vậy đối với công việc có chức danh nghề nghiệp, nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên do thời gian thử việc tối đa không quá 60 ngày nên nếu thời thử việc thực tế theo thỏa thuận là từ đủ 1 tháng trở lên là có thể được tham gia đóng bảo hiểm. 

Đối với các công việc còn lại được quy định tại Điều 25, Bộ luật lao động 2019 sẽ không thể tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc do thời gian thử việc tối đa là không quá 30 ngày.

3. Lương thử việc có tính thuế TNCN không?

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012 thì đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân có thu nhập chịu thuế của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Thu nhập chịu thuế căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 3, Luật thuế hiện hành có chỉ ra rằng thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế. Như vậy, tiền lương trong thời gian thử việc cũng là một loại thu nhập chịu thuế cho nên trong quá trình thử việc người lao động vẫn có thể phải đóng thuê thu nhập các nhân.

Nếu bạn có câu hỏi gì khác về mức lương thử việc tối thiểu 2020 hay bất cứ vấn đề gì cần giải đáp, tư vấn bạn hãy liên lạc ngay tới Văn phòng luật sư DFC qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006512 để được tư vấn trực tiếp, miễn phí.

Xin cảm ơn!
LS. Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Luật Sư: Lê Minh Công

Với bề dày kinh nghiệm hơn 15 năm trong ngành tư vấn pháp luật, Luật sư tranh tụng tại Tòa án, Ông Lê Minh Công đã dẫn dắt DFC trở thành một thương hiệu uy tín và chất lượng cho người dân và là một trong những công ty đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn luật qua tổng đài.